Sau sự sụp đổ của FTX chúng ta khám phá các xu hướng đang phát triển trong dữ liệu trên chuỗi, phản ánh niềm tin và vị thế tài chính đã bị lung lay bởi sự kiện này của các Cá voi và những tay chơi Bitcoin lão luyện.
1. Tổng quan thị trường tuần qua
Khi biến động đã dần lắng xuống sau sự sụp đổ của FTX cùng với dữ liệu thu thập được trong vài tuần ta, chúng ta có thể đánh giá liệu sự sụt giảm của thị trường gần đây có làm lung lay niềm tin của các Bitcoin Holder hay không.
Thị trường tiếp tục tích luỹ trong tuần này, tuy nhiên đã giao dịch giảm từ mức cao đầu tuần là 17,036 USD xuống còn 16,248 USD, một trong những mức giá đóng cửa thấp nhất trong chu kỳ.
Trong ấn bản này, chúng ta sẽ tập trung vào ba chủ đề cụ thể để đánh giá mức độ tin tưởng của các nhà đầu tư Bitcoin sau sự sụp đổ của FTX:
- Dòng tiền chảy ra khỏi sàn giao dịch tiếp tục phá vỡ các kỷ lục lịch sử.
- Tổng hợp những Cá voi có nhiều khả năng đang ở vị thế lỗ.
- Những người nắm giữ dài hạn hiện đang phân phối BTC với tốc độ đáng kể trong lịch sử.
Như chúng ta đã đề cập trong ấn bản tuần trước, dòng tiền đã chảy ra khỏi các sàn giao dịch và vào ví của những nhà đầu tư từ nhỏ đến lớn với quy mô lịch sử khi những BTC Hodler tìm kiếm sự an toàn trong việc tự quản lý tài sản. Kết quả là thay đổi vị thế ròng của số dư BTC trong 30 ngày trên các sàn giao dịch đã đạt mức ATH mới đối với dòng tiền rời khỏi sàn trong tuần này.
BTC hiện đang chảy ra khỏi các sàn giao dịch với tốc độ 172,700 BTC mỗi tháng, làm lu mờ mức cao nhất được thiết lập trước đó sau đợt bán tháo vào tháng 6 năm 2022.
Tổng số giao dịch được xác nhận cũng đã tăng lên trong hai tuần qua, đạt mức cao nhất trong nhiều tháng là 246,000 giao dịch được xác nhận mỗi ngày. Trong tổng số này, khoảng 29.2% là chuyển khoản rút tiền từ sàn giao dịch (77,100 lần rút tiền) và 18.2% là chuyển khoản gửi tiền trên sàn giao dịch (48,100 lần nạp tiền).
Trên cơ sở đường trung bình động 30 ngày, tổng khối lượng tiền vào và ra theo USD trên tất cả các sàn giao dịch đều tăng vọt, đạt 1.72 tỷ USD/ngày trong tuần này. Biểu đồ bên dưới trình bày mức trung bình hàng tháng 🔴 so với mức trung bình hàng năm 🔵 như một thước đo cho động lượng chung của thị trường.
Trong lịch sử, các giai đoạn mà khối lượng trung bình hàng tháng vượt quá hàng năm báo hiệu động lượng thị trường tích cực, khi khối lượng BTC được đổi chủ nhiều hơn. Trong thị trường hiện tại, tổng khối lượng vào và ra trên sàn giao dịch sẽ phải đạt và duy trì trên 2.15 tỷ USD để biểu thị động lượng tích cực trên mặt trận này.
2. Cá Voi Gồng lỗ
Một xu hướng có thể quan sát được trong các giai đoạn sau của thị trường gấu 2018-2019 là sự gia tăng tổng hợp của chỉ số Exchange Mean Inflow Volume (Lượng tiền chảy vào sàn giao dịch). Nói cách khác, quy mô nạp tiền trung bình trên tất cả các sàn giao dịch lớn theo USD đều tăng khi thị trường hình thành đáy chu kỳ. Điều này hiện diện trên tất cả các sàn giao dịch lớn bao gồm Binance, Bitfinex, Coinbase, Gemini và Kraken.
Một xu hướng tương tự đã xảy ra kể từ cuối tháng 5 sau sự sụp đổ của dự án LUNA-UST. Điều này cho thấy nhìn chung thì một lượng tiền gửi với quy mô lớn hơn đã tăng ròng trong 6 tháng qua. Điều này chỉ ra rằng các thực thể như cá voi, tổ chức và công ty thương mại đã có sự thống trị lớn hơn đối với lượng tiền được nạp vào các sàn giao dịch.
Yếu tố thúc đẩy sự kiện này có thể là tình hình tài chính của Cá voi (các tổ chức sở hữu hơn 1,000 BTC). Đường màu vàng bên dưới cho thấy giá rút BTC trung bình của nhóm Cá voi kể từ ngày 5 tháng 7 năm 2017 (thời điểm Binance được thành lập) được giao dịch ở mức 17,825 USD.
Với giá giao ngay hiện ở mức 16,200 USD, đây là lần đầu tiên kể từ tháng 3 năm 2020 nhóm Cá voi này bị lỗ trên danh nghĩa. Để phản ứng lại sự kiện này các Cá voi đã gửi BTC vào các sàn giao dịch, với số lượng từ 5000 đến 7000 BTC mỗi ngày trong tuần qua.
Mức độ nghiêm trọng của thiệt hại tài chính này đang được thể hiện trên toàn thị trường với một trong những mức tăng lớn nhất của chỉ báo Realized Loss trong chu kỳ 2020-2022. Khoản lỗ thực cao nhất hàng ngày trong tuần này là 1.45 tỷ USD, được xếp hạng là lớn thứ tư trong lịch sử.
Một khoản lợi nhuận thực tương đối nhỏ là 83 triệu USD có thể quan sát được thể hiện rằng phần lớn khối lượng chi tiêu hiện tại có nguồn gốc từ các nhà đầu tư từ chu kỳ hiện tại và rất ít khối lượng BTC từ các chu kỳ trước đang di chuyển.
3. Bitcoin Hodler lâu năm thức giấc
Một mô hình mà chúng ta đã nêu bật trong bài phân tích trước là sự gia tăng chi tiêu của những người nắm giữ Bitcoin dài hạn. Trong các thị trường giảm giá, mức tăng đáng kể và bền vững trong chi tiêu các đồng Coin cũ thường là dấu hiệu của việc giảm niềm tin, sợ hãi và đầu hàng trong nhóm Hodler nhiều kinh nghiệm này.
Chỉ báo Spent Volume Age Bands (SVAB) cho thấy rằng hơn 4% tổng khối lượng đã chi tiêu được lấy từ các đồng Coin có độ tuổi hơn 3 tháng trong tuần này, đây là mức cao nhất vào năm 2022. Mức độ tương đối này trùng khớp với một số sự kiện lớn nhất trong lịch sử, thường thấy trong các sự kiện đầu hàng và hoảng loạn quy mô lớn.
Khối lượng BTC hơn 6 tháng tuổi đã phân phối cũng đạt giá trị cao thứ năm trong vòng 5 năm qua. Hơn 130,600 BTC từ 6 tháng trở lên đã được chi tiêu chỉ riêng trong ngày 17 tháng 11, với mức trung bình trong 7 ngày hiện là 50,100 BTC mỗi ngày.
Điều này cho thấy rằng có sự không chắc chắn đáng kể, dẫn đến việc các đồng Coin đổi chủ hoặc xáo trộn bởi các nhà đầu tư dài hạn.
Trong khoảng thời gian kể từ khi FTX sụp đổ, tổng cộng 254,000 BTC tồn tại hơn 6 tháng đã được chi tiêu, tương đương với khoảng 1.3% nguồn cung lưu hành. Trên cơ sở thay đổi trong 30 ngày, đây là mức giảm mạnh nhất kể từ đợt tăng giá tháng 1 năm 2021, khi các nhà đầu tư dài hạn tiến hành chốt lời trong thị trường tăng giá.
Độ tuổi trung bình trên mỗi BTC đã chi tiêu có thể được đo lường thông qua chỉ báo Dormancy, chỉ số này đã gia tăng đáng kể trong những tuần gần đây. Hai chỉ số được hiển thị bên dưới, dành cho các biến thể khác nhau của chỉ báo Dormancy
- 🔵 Đường Dormancy: đã tăng lên 44 ngày và thể hiện độ tuổi trung bình của mỗi BTC đã chi tiêu trên toàn thị trường.
- 🔴 Đường Entity-Adjusted Dormancy: đã phục hồi tương tự, đạt mốc 78 ngày. Biến thể này phản ánh dữ liệu đã lọc, loại bỏ các khoản tự chi tiêu và di chuyển trong ví nội bộ.
Cả hai chỉ số đều có mức tăng đột biến tương tự cho thấy niềm tin rằng một phần đáng kể của hành động chi tiêu đang diễn ra có liên quan đến các đồng Coin đổi chủ và ít liên quan đến việc xáo trộn ví nội bộ. Do đó, có vẻ như ngay cả những người nắm giữ Bitcoin dài hạn cũng bị hoảng sợ bởi các sự kiện gần đây và một nhóm nhỏ trong số họ đang phân phối BTC và thoái vốn để phản ứng lại.
Cuối cùng, chúng ta sẽ kiểm tra hành vi của những Người nắm giữ dài hạn, là nhóm có ít khả năng chi tiêu nhất theo thống kê khi đối mặt với biến động. Nguồn cung của họ đã giảm 84,560 BTC sau sự kiện FTX, đây vẫn là một trong những mức giảm đáng kể nhất trong năm ngoái. Như được hiển thị trong biểu đồ bên dưới, mức giảm nguồn cung LTH đã vượt quá 100,000 BTC trong ba tháng liên tiếp tính từ tháng 5 đến tháng 7 năm nay. Điều này làm cho sự sụt giảm hiện tại trở nên đáng chú ý tuy nhiên không phải là đợt giảm lớn nhất.
4. Tóm tắt và Kết luận
Qua nhiều chỉ số mô tả hành vi của các nhà đầu tư Bitcoin dài hạn, một vài chỉ số cho thấy một khối lượng chi tiêu không hề nhỏ và quá trình thoái vốn đang diễn ra. Như đã lưu ý vào tuần trước, sự chậm lại và thoái lui của các số liệu này cho thấy đây có thể là một sự kiện ngắn hạn. Tuy nhiên, mỗi ngày trôi qua khi những xu hướng này vẫn tiếp diễn, ngày càng có nhiều khả năng là sự suy giảm niềm tin trên quy mô rộng hơn đang diễn ra.
Hiện tại, nhóm Cá voi đang ở chế độ phân phối ròng với 5000- 7000 BTC được chuyển lên các sàn giao dịch. Trong khi đó, lượng BTC rời khỏi các sàn giao dịch đang ở mức cao nhất mọi thời đại. Tác động từ sự sụp đổ của FTX tiếp tục diễn ra và vẫn còn phải xem xét niềm tin của nhà đầu tư còn lại ở mức độ nào.