1. Tổng quan thị trường tuần qua
Với sự sụp đổ tàn khốc của FTX, ngành công nghiệp Blockchain đã trải qua vụ vỡ nợ gây sốc nhất của một tổ chức lưu ký kể từ sự kiện Mt Gox. Trong ấn bản này, chúng ta phân tích hiện tượng rút tiền hàng loạt khỏi FTX, người dùng tự quản lý tài sản và phản ứng của những Bitcoin Hodler kiên định nhất.
Không quá lời khi nói rằng các sự kiện diễn ra trong ngành công nghiệp tài sản kỹ thuật số từ ngày 6 đến ngày 14 tháng 11 năm 2022 là đáng chú ý, gây sốc và cực kỳ thất vọng. Chỉ trong vòng một tuần, một trong những sàn giao dịch có khối lượng giao dịch cao và phổ biến nhất là FTX.com đã chứng kiến:
- Sự kiện người dùng rút tiền hàng loạt.
- Ngừng hoạt động rút tiền.
- Thất bại trong việc đàm phán bán lại cho đối thủ cạnh tranh Binance.
- Bị phát hiện thiếu hụt 8-10 tỷ đô trong quỹ khách hàng.
- Bị tấn công và thất thoát số tiền lên đến 500 triệu đô.
- Nộp đơn xin phá sản Theo Chương 11 cùng với FTX.US
- Phơi bày những hành vi sai trái gây ra bởi tổ chức Alameda/FTX.
Sự kiện như vậy là một đòn giáng mạnh vào ngành công nghiệp Blockchain, khiến hàng triệu khách hàng bị kẹt tiền, làm tổn hại đến danh tiếng đã xây dựng được trong nhiều năm của ngành và tạo ra những rủi ro dây chuyền tín dụng mới, nhiều rủi ro trong số đó có thể vẫn chưa được phát hiện. Sự kiện này gợi lại những ký ức đáng tiếc về sự thất bại của sàn giao dịch nổi tiếng Mt Gox vào năm 2013, tài sản của người dùng trên sàn này được bảo lưu một phần sau vụ tấn công.
Giữa sự hỗn loạn này, điều quan trọng cần nhớ là không gian tài sản kỹ thuật số là thị trường tự do và sự kiện này đại diện cho sự thất bại của một tổ chức tập trung, vốn không phải là công nghệ mật mã cơ bản. Không có giải pháp cứu trợ nào cho Bitcoin và ngọn lửa thanh lý diễn ra trên phạm vi toàn ngành dù đau đớn nhưng sẽ giúp thanh lọc toàn thị trường. Với việc áp dụng Proof-of-Reserve cho các sàn giao dịch đang được tiến hành và làn sóng người dùng tự lưu trữ tài sản, thị trường sẽ chữa lành, phục hồi và trở lại mạnh mẽ hơn trong những tháng và năm tới.
Trong báo cáo tuần này, chúng ta sẽ đề cập đến:
- Chi tiết về sự kiện rút tiền hàng loạt Theo dữ liệu on-chain của ví sàn FTX.
- Tác động rộng hơn đến số dư trên sàn và hiện tượng người dùng dự lưu trữ tài sản.
- Quan sát tác động đối với niềm tin của những người nắm giữ Bitcoin lâu dài.
2. Dự trữ trên Sàn FTX
Sự thật về cách FTX quản lý để lỗ từ 8 đến 10 tỷ USD trong bảng cân đối kế toán của họ và làm mất tiền gửi của khách hàng hy vọng là sẽ được đưa ra ánh sáng kịp thời, mặc dù nhiều bằng chứng cho thấy có sự biển thủ tiền thông qua quỹ Alameda Research.
Theo dõi dự trữ sàn FTX là một thách thức đối với nhiều nhà cung cấp dữ liệu trong nhiều năm, theo kinh nghiệm của chúng ta FTX đã sử dụng một hệ thống chuỗi bóc tách tương đối phức tạp cho dự trữ BTC của họ. Từ tháng 4 đến tháng 5 năm nay, dự trữ FTX đạt mức cao nhất là hơn 102,000 BTC. Con số này đã giảm đáng kể 51.3% vào cuối tháng 6.
Dự trữ kể từ đó đã liên tục giảm cho đến khi đạt đến mức 0 trong đợt rút tiền hàng loạt tuần này. Khi các khiếu nại về việc Alameda biển thủ tiền gửi của khách hàng được đưa ra ánh sáng, điều này cho thấy rằng bảng cân đối kế toán của tổ chức Alameda-FTX trên thực tế có thể đã bị suy yếu nghiêm trọng vào tháng 5-tháng 6 sau sự sụp đổ của LUNA, 3AC và các bên cho vay khác.
Nguồn cung ETH được nắm giữ trên sàn FTX cũng đã trải qua hai giai đoạn suy giảm đáng kể:
- Vào tháng 6, dự trữ giảm 576,000 ETH (-55,2%).
- Tuần này, giảm từ 611,000 ETH xuống chỉ còn 2,800 ETH (-99,5%)
Tương tự như số dư Bitcoin, điều này khiến gần như không còn ETH trong ví của FTX, với việc rút tiền hàng loạt đã xóa sạch những gì còn sót lại khỏi bảng cân đối kế toán.
Khi xem xét dự trữ Stablecoin, chúng ta có thể thấy rằng tổng dự trữ trên FTX bắt đầu giảm đáng kể từ ngày 19 tháng 10, giảm từ 725 triệu đô xuống 0 trong tháng tiếp theo.
Số dư Stablecoin đã tăng đáng kể lên một mức cao mới sau đợt bán tháo vào tháng 6, tại thời điểm dự trữ BTC và ETH giảm nhanh chóng. Điều này có thể bổ sung thêm dấu hiệu cho thấy mức độ suy yếu của bảng cân đối kế toán đã xảy ra ở giai đoạn đó, dẫn đến việc hoán đổi hoặc cho vay Stablecoin để lấy BTC và/hoặc ETH làm tài sản thế chấp.
Mặc dù vẫn còn những điều chưa rõ ràng về những gì thực sự đã xảy ra giữa FTX và Alameda, nhưng vẫn có một lượng lớn dữ liệu trên chuỗi cho thấy các vết nứt đã hình thành từ tháng 5 đến tháng 6. Điều này sẽ khiến những tháng gần đây đơn giản chỉ là dấu hiệu báo trước sự sụp đổ không thể tránh khỏi của sàn giao dịch.
3. Giải pháp an toàn: Tự lưu giữ tài sản
Trên quy mô toàn ngành, chúng ta đã chứng kiến việc rút tiền từ các sàn giao dịch với tốc độ lịch sử, khi hodler tìm kiếm sự an toàn từ việc tự lưu ký. Các biểu đồ sau đây mô tả sự thay đổi số dư tổng của các sàn giao dịch, các tổ hợp ví của nhà đầu tư và các thợ đào kể từ ngày 6 tháng 11, khi những rắc rối tại FTX vẫn còn sơ khai.
Các sàn giao dịch đã chứng kiến một trong những sự sụt giảm ròng lớn nhất về số dư BTC tổng hợp trong lịch sử, giảm 72,900 BTC trong 7 ngày. Điều này so sánh với chỉ ba thời kỳ trong quá khứ; Tháng 4 năm 2020, tháng 11 năm 2020 và tháng 6 đến tháng 7 năm 2022.
Một quan sát tương tự có thể được thực hiện với Ethereum, với 1.101 triệu ETH đã được rút khỏi các sàn giao dịch trong tuần trước. Điều này tạo ra sự sụt giảm số dư lớn nhất trong 30 ngày kể từ tháng 9 năm 2020 trong thời gian cao điểm của "Mùa hè DeFi" khi nhu cầu về ETH tăng cao ngất ngưởng để sử dụng làm tài sản thế chấp trong các hợp đồng thông minh.
Trong khi dự trữ trên sàn của BTC và ETH giảm trong tuần này, các Stablecoin trị giá 1.04 tỷ đô gồm USDT, USDC, BUSD và DAI đã chảy ròng vào các sàn giao dịch vào ngày 10 tháng 11. Điều này tạo nên dòng vốn ròng hàng ngày lớn thứ 7 trong lịch sử.
Sự kiện này đẩy các Stablecoin được nắm giữ trên tất cả các sàn giao dịch lên mức ATH mới là 41.186 tỷ đô. Chúng ta cũng có thể thấy sự gia tăng đáng kể về tỷ lệ thống trị của BUSD, với hơn 21.44 tỷ USD. Đây có thể là kết quả của việc hợp nhất Stablecoin gần đây của Binance đối với BUSD, cũng như sự thống trị ngày càng tăng của họ với tư cách là sàn giao dịch lớn nhất thế giới.
Dự trữ USDT trên sàn đã giảm nhẹ và dự trữ USDC tăng đáng kể trong những tháng gần đây, cho thấy sự thay đổi tiềm năng về lựa chọn loại Stablecoin của thị trường đang diễn ra.
Thú vị là phần lớn các Stablecoin này đang được lấy từ các hợp đồng thông minh và đã được rút khỏi các hợp đồng thông minh Ethereum với khoảng 4.63 tỷ đô mỗi tháng. Điều này cho thấy nhu cầu thanh khoản ngay lập tức sang đồng ổn định đã trở nên gay gắt như thế nào.
Kết quả là thị trường đã bước vào một trạng thái thú vị, theo đó các loại tiền ổn định được phát hành tập trung đang chảy vào các sàn giao dịch, trong khi hai tài sản crypto chính là BTC và ETH đang bị rút với tốc độ lịch sử. Biểu đồ dưới đây là một mô hình hai phần phản ánh những điều sau:
- Các khoảng trống 🟧 trong dấu vết mã vạch cho thấy rằng các sàn giao dịch đã chứng kiến một lượng BTC và ETH rời đi.
- Bộ dao động hiển thị dòng tiền Stablecoin chảy vào, trừ đi dòng USD ròng của BTC + ETH. Đối với các giá trị dương 🟢, nó cho thấy sức mua Stablecoin lớn đã chảy vào các sàn giao dịch.
Ở đây chúng ta có thể thấy rằng về tổng thể, sức mua ròng của Stablecoin trên các sàn giao dịch đã tăng 4 tỷ đô mỗi tháng. Điều này chứng tỏ rằng bất chấp sự hỗn loạn của thị trường, các nhà đầu tư dường như ưu tiên nắm giữ các tài sản BTC và ETH hơn là các Stablecoin được phát hành tập trung tại thời điểm này.
Đây là một tín hiệu khá hấp dẫn và có thể được lập luận là một dấu hiệu tích cực về niềm tin đối với tài sản lớp cơ sở và là trường hợp người dùng tìm kiếm sự an toàn khi tự quản lý tài sản của mình.
4. Số dư Bitcoin Tăng
Sự kiện FTX đã gây ra sự thay đổi rõ rệt trong hành vi của nhà đầu tư. Một khối lượng lớn BTC đã rời khỏi các sàn giao dịch và chảy vào các ví. Chúng ta có thể thấy từ ví có ít hơn 1 BTC đến ví sở hữu hơn 1,000 BTC đều trải qua sự gia tăng số dư ròng 🟦 trong suốt sự sụp đổ của FTX. Đối với một số nhóm ví, đây là sự thay đổi gần như 180 độ so với trạng thái phân phối liên tục 🟥 trong những tháng gần đây.
Nhóm ví sở hữu dưới 1 BTC đã thêm 33,700 BTC chỉ riêng trong tuần này, dẫn đến mức tăng trong 30 ngày là 51,400 BTC. Đây là mức lớn thứ hai trong lịch sử, vượt qua đỉnh của thị trường tăng giá năm 2017.
Nhóm ví chứa từ 1-10 BTC cũng tích cực tương tự, 48,700 BTC được rút ra khỏi các sàn giao dịch và đạt tỷ lệ mua gần bằng với mức cao nhất của thị trường tăng giá năm 2017. Các thực thể nắm giữ ít hơn 10 BTC hiện chiếm hơn 15.913% nguồn cung lưu thông, là mức ATH mới và khá thuyết phục.
Nhóm ví có từ 10-1000 BTC thường được gọi là Fish và Shark. Nhóm thuần tập này bao gồm các cá nhân, công ty thương mại và nhà đầu tư tổ chức có giá trị tài sản ròng cao.
Sau vài tháng tăng trưởng số dư chậm lại, tuần này đã thúc đẩy một mức tăng số dư đáng kể là 78,000 BTC và là một trong những mức tăng số dư lớn nhất trong 7 ngày trong lịch sử cho nhóm này. Điều này phần nào phản ánh tâm lý “rút (BTC) trước, hỏi sau”.
Đối với các ví Cá voi sở hữu hơn 1,000 BTC, chúng ta chỉ xem xét lượng BTC được nạp vào và rút ra trực tiếp từ các sàn giao dịch. Các Cá voi thực sự đã tích lũy ròng trong những tuần gần đây, với thay đổi số dư trong 30 ngày là 53,700 BTC.
Tuy nhiên, sự tham gia của họ trong tuần này ít hơn nhiều so với các nhóm khác, chỉ với mức tăng số dư khiêm tốn là 3,570 BTC.
Cuối cùng chúng ta xem xét số dư của các miner, những người đang hoạt động trong một ngành công nghiệp đang gặp khó khăn và phải chịu áp lực cực độ do sự giảm giá của BTC trong thời gần đây. Khi Giá băm giảm xuống mức thấp nhất mọi thời đại, các công ty khai thác Bitcoin đã buộc phải thanh lý khoảng 9,5% lượng BTC họ sở hữu trong tuần này tương đương 7,760 BTC. Đây là mức giảm số dư hàng tháng mạnh nhất kể từ tháng 9 năm 2018.
5. Niềm tin của HODLers
Trong phần cuối cùng của bản tin này, chúng ta sẽ đề cập đến phản ứng của những HODLer Bitcoin, để kiểm tra xem liệu có sự mất niềm tin rõ ràng nào hay không. Với quy mô tác động và hậu quả sâu rộng từ sự sụp đổ của FTX, nếu đã có lúc HODLer mất niềm tin vào BTC thì có khả năng đó chính là lúc này.
Nguồn cung của Người nắm giữ dài hạn, theo thống kê là ít có khả năng được chi tiêu nhất, đã giảm 61,500 BTC kể từ ngày 6 tháng 11. Khoảng 48,100 BTC đã được bán ra trong 7 ngày qua và đây chắc chắn là một sự kiện không hề nhỏ. Tuy nhiên với quy mô thay đổi số dư được nêu chi tiết ở trên và so sánh với các tiền lệ lịch sử, nó vẫn chưa phản ánh sự mất niềm tin trên diện rộng. Nhưng nếu điều này phát triển thành sự suy giảm nguồn cung LTH kéo dài, nó có thể cho thấy niềm tin bị suy giảm.
Biểu đồ bên dưới trình bày chỉ số Z-Score 4 năm của tổng nguồn cung hơn 1 năm tuổi được phục hồi. Trong tuần qua, 97,450 BTC có độ tuổi hơn 1 năm đã được chi tiêu và có khả năng quay trở lại lưu thông thanh khoản
Việc này thể hiện một chuyển động sigma +0,83 trên cơ sở 4 năm. Sự kiện này rất đáng chú ý, nhưng chưa có tầm quan trọng trong lịch sử. Giống như Nguồn cung LTH, đây là một số liệu cần theo dõi trong trường hợp nó phát triển thành một xu hướng bền vững.
Tuổi thọ trung bình của mỗi BTC cũng đã tăng lên hơn 90 ngày trong tuần này, cao gấp ba lần so với mức quan sát được trong môi trường biến động thấp từ tháng 9 đến tháng 10. Sự gia tăng của các đồng coin cũ hơn được chi tiêu là đáng chú ý và phù hợp với các đỉnh quan sát được trong các sự kiện bán tháo trước đó và thậm chí là hoạt động chốt lời trong thị trường bò 2021.
Một xu hướng tăng bền vững hoặc mức độ Không hoạt động (Dormancy) tăng cao có thể cho thấy sự hoảng loạn lan rộng hơn đã bắt nguồn từ nhóm HODLer.
Cuối cùng, chúng ta có thể quay lại chỉ báo Z-Score 4 năm, nhưng lần này là tổng số CDD hàng tuần. Ở đây chúng ta có thể thấy rằng sau một thời gian dài nguồn cung BTC không hoạt động, khối lượng CDD trong tuần này đã đạt +1,9 độ lệch chuẩn trên mức trung bình. Tổng cộng 165 triệu Coinday đã bị hủy trong tuần này, tương đương với việc chi tiêu 452,200 BTC đã được giữ trong 1 năm.
Nhìn chung, chắc chắn đã có sự hoảng loạn diễn ra ngay lập tức trong nhóm HODLer. Tuy nhiên với mức độ nghiêm trọng của hoàn cảnh, đây được cho là một kết quả có thể dự đoán được. Điều được quan tâm nhiều hơn là liệu những đợt tăng đột biến này có giảm bớt trong những tuần tới hay không, điều này cho thấy đợt rũ bỏ này giống một 'sự kiện' hơn là một 'xu hướng'
Mặt khác, việc chi tiêu các đồng Coin cũ tăng cao hơn một cách bền vững và nguồn cung LTH giảm sẽ là những dấu hiệu cảnh báo rõ ràng rằng có thể xảy ra tình trạng mất niềm tin và lo ngại trên diện rộng hơn.
6. Tóm tắt và Kết luận
Sự sụp đổ của FTX là rất nghiêm trọng và là một vết nhơ thực sự đối với ngành công nghiệp tiền mã hoá. Đó là một sự kiện thực sự khủng khiếp khi người dùng bị mắc kẹt và mất tiền của họ cho một trong các tổ chức lớn hàng đầu thế giới. Đáng buồn thay, việc này lan nhanh như một vụ cháy rừng và một sự kiện thanh lý cuối cùng đã xảy ra. Tuy nhiên theo truyền thống, Bitcoin và Crypto sẽ phục hồi mạnh mẽ hơn.
Giống như tất cả các thảm họa tương tự trong quá khứ, thời gian và sự cống hiến sẽ chữa lành vết thương. Thị trường tự do thực sự này sẽ học hỏi từ những sai lầm, phát triển mạnh mẽ hơn và trở lại kiên cường hơn so với ngày hôm qua.