Bitcoin đã phục hồi trở lại sau một tháng giao dịch quanh vùng 20,000 USD. Tuy nhiên, nhiều dữ liệu On-chain và vĩ mô cho thấy Bitcoin cần nhiều thời gian để tạo một đáy vững chắc.

1. Tổng quan thị trường tuần qua

Sau hơn một tháng giao dịch quanh mức 20,000 USD, Bitcoin đã có một tuần phục hồi mạnh mẽ, với mức giá cao nhất là 24,179 USD. Trong tuần này, chúng ta sẽ đánh giá tính bền vững của đợt phục hồi trên thị trường hiện tại thông qua ba cách sau:

  • Đánh giá các vùng giá đáng quan tâm từ các mô hình tập trung cung cấp, kỹ thuật và giá trên chuỗi.
  • Đánh giá phản ứng của thị trường đối với nhiều chỉ số đạt mức điều chỉnh quá mức có ý nghĩa thống kê.
  • Đo sức mạnh của động thái đi lên bằng cách đánh giá sự hợp lưu thông qua các bộ dao động xung lượng (MRGO và đường trung bình động).

2. Sự tập trung nguồn cung của Holder

Khi giá Bitcoin giảm hơn 75% vào năm 2022, thì dường như các nhà đầu tư phần lớn đã từ bỏ khỏi thị trường. Trong giai đoạn này, một sự phân phối lại BTC từ những người có niềm tin thấp hơn đến những người có niềm tin mạnh mẽ đã diễn ra. Đây là một cơ chế bắt nguồn từ bất kỳ chu kỳ thị trường nào trong đó tài sản được chuyển cho những Holder không nhạy cảm với sự biến động về giá, những người đầu tư với khung thời gian dài hơn.

Chúng ta có thể quan sát hiện tượng này thông qua chỉ số “Phân phối giá thực tế chưa định trước” (URPD), được phân tách bởi nhóm người nắm giữ ngắn hạn và dài hạn.

  • Vùng giá 20,000 USD đã thu hút một lượng lớn BTC trong nguồn cung của nhóm nhà đầu tư ngắn hạn. Đây là kết quả của việc chuyển giao quyền sở hữu đáng kể từ những người bán đầu cơ sang những người mua mới và lạc quan hơn.
  • Nhu cầu của nhà đầu tư ngắn hạn cũng có thể được nhìn thấy ở các mức giá tâm lý là 40,000 USD, 30,000 USD và 20,000 USD. Đáng chú ý, phần lớn nguồn cung này không phục vụ cho mục đích đầu cơ, mặc dù giá giao dịch thấp hơn 50% so với mức giá mà họ mua. Đây có thể là dấu hiệu cho thấy số BTC đó thuộc sở hữu của những người mua tương đối không nhạy cảm về giá.

Điều này sẽ mang tính xây dựng, nếu những đồng Coin của nhà đầu tư ngắn hạn mua ở mức 40,000 USD – 50,000 USD, bắt đầu chuyển sang trạng thái nắm giữ lâu dài trong những tuần tới, giúp củng cố lập luận này.

Nhìn vào URPD, chúng ta có thể quan sát sự phân bổ của nguồn cung Bitcoin theo thời gian kể từ khi các đồng tiền này được giao dịch lần cuối.

  • Nhu cầu mua tăng cao khi BTC giao dịch quanh mức 20,000 USD. Vùng giá này cũng chứa các nút URPD lớn thứ 2 và thứ 4 (khoảng 900,000 BTC) cho chúng ta thấy thêm rằng đã có sự chuyển giao quyền sở hữu lớn trong vùng giá này.
  • Thời gian đáo hạn đã giảm mạnh từ mức ATH so với giá trị thị trường hiện tại. Khối lượng lớn BTC được tích lũy trong 6 tháng trước, đang bị lỗ nặng và chủ sở hữu dường như không muốn cắt lỗ.

Cả hai nhận định về URPD đều đưa ra một trường hợp rằng tỷ lệ nguồn cung BTC do các nhà đầu tư dài hạn nắm giữ ngày càng lớn. Mức giá BTC mà họ mua chủ yếu dao động quanh các vùng hợp nhất như 20,000 USD, 30,000 USD và 40,000 USD.

3. Giá Bitcoin đã phục hồi đáng kể

Giá Bitcoin đã phản ứng tích cực trong tuần vừa qua, vượt qua kháng cự tâm lý là 20,000 USD, với mức cao nhất đạt được trong tuần là 24,179 USD. Mặc dù Bitcoin phục hồi khá tốt, nhưng nền kinh tế vĩ mô vẫn đang trong giai đoạn suy thoái. Điều này cho thấy rằng sóng tăng này của Bitcoin là sóng hồi và không thể duy trì được lâu.

Mayer Multiple có thể được sử dụng để đánh giá độ lệch giữa giá giao ngay và MA 200 ngày. MA 200 ngày được sử dụng rộng rãi trong phân tích kỹ thuật như một công cụ để phân biệt giữa xu hướng tăng và giảm vĩ mô.

Tại thời điểm cực đoan nhất trong đợt điều chỉnh giá này, Mayer Multiple đã đạt dưới 0.55, báo hiệu thị trường đang giao dịch với mức chiết khấu 45% xuống dưới đường MA 200 ngày.

Chỉ số MVRV là một công cụ khác để đánh giá những sai lệch này giữa định giá giao ngay và cơ sở chi phí thị trường tổng hợp. Với việc giá BTC vượt lên trên giá thực tế trong tuần vừa qua, giúp tâm lý của nhiều nhà đầu tư trở nên tốt hơn.

Bitcoin là một tài sản đã thu hút được sự quan tâm ở cả cấp độ tổ chức và quốc gia trong những năm gần đây. Để chuẩn hóa dữ liệu đồng thời ghi lại chu kỳ Bitcoin Halving phổ biến, chúng ta sẽ cùng xem chỉ số MVRV Z-Score 4yr Rolling:

  • Độ lệch chuẩn dưới -1 giúp xác định sự hình thành đáy. Cho đến nay, nó đã báo hiệu định giá thấp cho tất cả các đáy chu kỳ giảm, bao gồm cả năm 2015, 2018 và tháng 03/2020.
  • Hành động giá giảm trong tháng 6 đã khiến MVRV Z-Score 4yr Rolling giảm về mức thấp nhất trong 4 năm qua. Nó cho thấy thị trường đã đạt đến độ lệch cực đoan về mặt thống kê, củng cố cho đợt tăng giá hiện tại.

Ở đây, chúng ta so sánh xem giá trị CDD trung bình hàng tháng cao hơn hay thấp hơn giá trị trung bình hàng năm. Các vùng màu xanh lam trong biểu đồ bên dưới hiển thị các khoảng thời gian mà chi tiêu gần đây của các đồng Coin cũ đang vượt quá mức trung bình hàng năm. Đây là điển hình của thị trường tăng giá (chốt lời) nhưng cũng là các sự kiện rũ bỏ nhà đầu tư trong thị trường giá xuống (bán tháo, bảo toàn vốn).

MVRV Z-Score (màu xanh lam) có thể được sử dụng kết hợp với bộ dao động số ngày Coin bị phá hủy (CDD) (màu cam).

  • Các giá trị CDD tăng cao trên 1 trong khi thị trường thua lỗ (MVRV dưới 1) thường trùng với thời gian giới hạn.
  • Giá trị CDD tăng trên 1 trong khi thị trường có lợi nhuận tổng hợp (MVRV trên 1) thường trùng với cấu trúc cao nhất.

Mô hình này báo hiệu khi các nhà đầu tư dài hạn đều đang chi tiêu một tỷ lệ lớn hơn vào các Coin, những gì chúng ta có thể thấy là các nhà đầu tư dài hạn có thể đã chuyển sang đầu cơ trong khoảng thời gian từ tháng 05/2022 đến tháng 07/2022.

Trong biểu đồ dưới đây, chúng ta so sánh lợi nhuận của chi tiêu hàng tháng gần đây với mức trung bình hàng năm của LTH.

  • Khi lợi nhuận hàng tháng vượt quá lợi nhuận hàng năm (màu cam), thị trường đang đi vào điều kiện quá nóng, vì các LTH đang chi tiêu nhiều hơn và lợi nhuận thu được ngày càng lớn.
  • Khi lợi nhuận hàng tháng nhỏ hơn lợi nhuận hàng năm (màu đỏ), điều đó thường cho thấy đà mở rộng của thị trường gấu đang có hiệu lực và các khoản lỗ đang được nhóm LTH khóa lại.

4. Khả năng chống lại sự phục hồi

Với những động thái mới về giá của Bitcoin cho chúng ta thấy nó hiện đang trải qua đợt phục hồi đầu tiên kể từ tháng 04/2022. Chúng ta có thể đánh giá các mô hình khác nhau đã cung cấp mức kháng cự cao hơn trong các chu kỳ giảm trước đó. Thêm vào đó, chúng ta có thể so sánh các mức kháng cự giữa phân tích kỹ thuật và dữ liệu On-chain.

Các đường trung bình động đơn giản được đề cập dưới đây đã hiển thị mức độ liên quan đối với hành động giá Bitcoin theo thời gian:

  • 200 WMA hiện đang ở mức 22,000 USD và đã từng là một chỉ báo cho sự hình thành đáy.
  • 111DMA là một thành phần của chỉ báo Pi Cycle Top và hiện đang ở mức 30.000 USD, phù hợp với mức kháng cự tâm lý.
  • 200 DMA đang giao dịch ở mức 35,000 USD. Đây là ranh giới chuyển tiếp quan trọng giữa đà tăng vĩ mô và động lượng thị trường giảm.

Tiếp theo, cơ sở chi phí trên chuỗi của STH, LTH và cuối cùng là cơ sở chi phí thị trường tổng hợp có thể được sử dụng để đánh giá sức mạnh hành động giá tương đối. Chúng ta cũng có thể xem xét tỷ lệ giá thực tế trên mức độ kinh doanh (RPLR), nhằm mục đích mô tả một loại giá trị phù hợp gợi ý cho các Holder.

  • Giá BTC đã ghi nhận một sự đột phá trên giá thực tế và giá thực tế LTH, mỗi giao dịch ở mức 22,000 USD.
  • Cơ sở chi phí của STH hiện đang giao dịch ở mức 28,500 USD và đang trong xu hướng giảm mạnh.
  • RPLR đang giao dịch ở mức 35,800 USD, cung cấp sự hợp lưu với 200 DMA.

Để LTH RP tăng lên, các LTH phải mua các đồng Coin trên cơ sở chi phí của chính chúng hoặc các đồng Coin có cơ sở chi phí cao hơn phải vượt qua ngưỡng 155 ngày. Trong thị trường giá giảm, đây thường là một mức khó vượt qua và hiếm khi xảy ra.

Thay vào đó, giá thực tế thường tăng lên do lợi nhuận được thực hiện. Khi thị trường chạm đáy, nhu cầu mua đủ mạnh để hấp thụ dòng tiền chốt lời, giá thực tế có thể tăng lên và cao hơn giá thực tế LTH.

Thời gian của các phân kỳ thấp của thị trường giá giảm trước đó đã dao động trong khoảng 248 ngày đến 575 ngày. Trong chu kỳ hiện tại, chúng ta chỉ mới trải qua hơn 17 ngày, một khoảng thời gian tương đối ngắn.

5. Sự hợp lưu trong động lượng

Market Realized Gradient Oscillator là một bộ dao động chuẩn hóa về mặt thống kê, được thiết kế để đo lường sự thay đổi tương đối về động lượng giữa giá trị đầu cơ và dòng vốn thực sự. Nó thực hiện điều này bằng cách so sánh tốc độ thay đổi giữa giá thị trường và giá thực tế.

  • Giá trị dương cho biết xung lượng tăng có tính xây dựng trong khoảng thời gian được xem xét.
  • Giá trị âm cho biết đà giảm trong khoảng thời gian được xem xét.
  • Sự phá vỡ trên hoặc dưới 1 cho thấy một động lượng thay đổi theo chiều tăng hoặc giảm tương ứng.

Ở đây, chúng ta đánh giá sự giao nhau giữa các biến thể 14, 28 và 140 ngày của bộ dao động để xác định kết nối trên nhiều khung thời gian.

Bắt đầu với MRGO 14 ngày, chúng ta sẽ thấy được một sự đột phá tích cực có thể tạo ra các mức cao nhất mang tính cấu trúc thể hiện động lực đang gia tăng.

  • Việc mô hình này tiếp tục tăng lên sẽ cho chúng ta thấy khả năng BTC sẽ giảm trong ngắn hạn.
  • Sự từ chối từ các vùng tích cực sẽ cho thấy đà suy giảm của BTC có thể sẽ diễn ra trong ngắn hạn.

MRGO 28 ngày cũng đang tạo ra các mức cao hơn tương tự cho thấy đà giảm đang chậm lại trong dài hạn và ủng hộ đà tăng trong ngắn hạn.

MRGO 140 ngày là một bộ dao động xung lượng trong khung thời gian dài nhất. Không giống như các biến thể đã thảo luận, 140 ngày ít nhạy cảm hơn với sự biến động giá ngắn hạn. Do đó, nó đại diện cho một động lượng dài hạn và các xu hướng vĩ mô.

  • MRGO 140 ngày đã liên tục tạo ​​các đỉnh thấp hơn kể từ tháng 03/2021 và không ghi nhận giá trị tích cực nào vào năm 2022. Điều này cho thấy động lực thị trường giảm vĩ mô có thể đã có hiệu lực trong 15 tháng qua.
  • Giá trị ghi nhận mức âm là dấu hiệu của hiệu suất giá âm liên tục trong năm 2022. Điều này cho thấy, phe giá giảm vẫn có lợi thế hơn phe tăng giá ở giai đoạn này.
  • Xu hướng cơ bản tiếp tục tăng dần lên cao hơn cho thấy khả năng Bitcoin phục hồi trong thời gian dài hơn đang có hiệu lực. Tuy nhiên, điều này có thể cần thêm thời gian mới có thể phục hồi một cách bền vững.

Các đợt bán tháo gần đây vào tháng 5 (sự sụp đổ của Terra) và tháng 6 năm 2022 có thể được coi là một số đợt bán tháo lớn nhất trong lịch sử. Điều này cho thấy trên quy mô vĩ mô, sự sụt giảm của thị trường đang giảm dần theo thời gian, cho thấy áp lực bán dường như đã cạn kiệt và sự ổn định đang đến gần.

6. Kết luận và tóm tắt

Từ đầu năm đến nay, giá Bitcoin di chuyển trong xu hướng giảm và không mang lại nhiều lợi nhuận cho nhà đầu tư. Nhóm LTH cũng không ngoại lệ, họ vẫn ghi nhận các mức lỗ đáng kể. Khi phân tích các mô hình chi tiêu của nhóm này cho thấy họ đã xả một lượng lớn BTC từ tháng 5 đến tháng 6 năm 2022.

Tuy nhiên, động lực cung dài hạn tiếp tục được cải thiện, khi quá trình phân phối lại diễn ra và phần lớn BTC đã chuyển quyền sở hữu cho những Holder ít nhạy cảm về biến động của giá.

Trong ngắn hạn, Bitcoin có thể sẽ tiếp tục tăng lên, với điều kiện giá thực tế và giá thực tế LTH được duy trì như một mức hỗ trợ. Về dài hạn, sự từ bỏ của các nhà đầu tư trên thị trường có thể đã chấm dứt, tuy nhiên Bitcoin cần một khoảng thời gian rất dài để có thể phục hồi lên những mức cao hơn.

Thông qua những dữ liệu On-chain được đề cập trong bài viết này, hy vọng bạn đọc đã có được một cái nhìn tổng quan về thị trường tiền mã hóa nói chung và Bitcoin nói riêng. Từ đó, bạn đọc có thể tự đưa ra nhận định, cũng như chiến lược đầu tư cho bản thân trong thời gian sắp tới.