Các nhà đầu tư nóng lòng về việc thu hồi lợi nhuận trong bối cảnh các hành động giá trong ngắn hạn đang kìm hãm dòng tiền đổ vào thị trường. Ngoài ra, các chỉ báo vĩ mô dần hoàn thiện bức tranh rõ ràng hơn về Bear Market trong thời gian sắp tới.
Thị trường toàn cầu tiếp tục suy thoái nặng nề, xuất phát từ áp lực lạm phát, chính sách thắt chặt tiền tệ cũng như các bất ổn xoay quanh tình hình chính trị. Sự suy yếu này lan tỏa đến cả các thị trường truyền thống như cổ phiếu, trái phiếu và thị trường tiền điện tử khi ghi nhận giá Bitcoin sụt giảm xuống mức kỷ lục theo tháng ($37,614).
Dù ghi nhận xu hướng giảm trong tuần nhưng thị trường Bitcoin vẫn ghi nhận các chỉ số tích cực tương đối mạnh so với các thị trường truyền thống khác. Trong khi các chỉ số như S&P500 và NASDAQ tiến về vùng thấp, báo hiệu xu hướng Bear Market thì hành động giá Bitcoin vẫn được giao dịch trong phạm vi thắt chặt, xu hướng chính đang lưỡng lự. Như đã đề cập trước đây, mối tương quan giữa Bitcoin và thị trường truyền thống khá lớn vào thời điểm hiện tại và nhận thức của nhà đầu tư về Bitcoin như một loại tài sản rủi ro dần trở nên phổ biến hơn.
Lượng lớn nhà đầu tư Bitcoin đang suy ngẫm về việc nắm giữ các vị thế bất lợi, tạo điều kiện cho một cuộc thảo luận sôi nổi liệu hiện tại có phải vùng giá hấp dẫn để mở thêm các vị thế mới hay không. Đồng thời, các chỉ báo vĩ mô đều đang báo hiệu các mức định giá thấp kỷ lục đang được diễn ra, kể cả trong một Bear Market bất kỳ. Trong bản báo cáo này, sẽ đào sâu vào các dấu hiệu phân kỳ từ các yếu tố thúc đẩy hành động giá ngắn hạn và cả các xu hướng cơ bản trong trung và dài hạn đối với Bitcoin.
Khả Năng Sinh Lời
Trong những tuần gần đây, các nhà đầu tư tiến hành tích trữ bằng cách mua thêm Bitcoin trong phạm vi giá $33,000-$42,000. Tuy nhiên, với áp lực giảm giá từ thị trường toàn cầu, khả năng cao các nhà đầu tư mới này sẽ rơi vào tình trạng lỗ tạm tính ở thời điểm hiện tại.
Hiện tại, tỷ lệ lợi nhuận thống kê được từ các địa chỉ ví, các thực thể và nguồn cung đang dao động quanh mức 70% (tương đương 30% thua lỗ). So với các giai đoạn Bear Market trước đó như thời điểm 2018-2019 hay tháng 3 2020, mức sụt giảm còn nghiêm trọng hơn khi khả năng sinh lời trên thị trường chỉ vỏn vẹn 45% đến 57% lợi nhuận từ thị trường.
Từ đó, có thể dự đoán về trường hợp nếu thị trường tiếp tục ghi nhận thêm mức lỗ 10%, tức chỉ 60% các chủ thể trên thị trường có lãi thì điều gì sẽ xảy ra? Việc này chỉ ra rằng để tiến về vùng giá thấp kỷ lục trong quá khứ thì hành động giá hiện tại cần di chuyển đến mức bao nhiêu?.
Mức giá phân phối thực tế (UTXO Realized Price Distribution - URPD) là một phương thức để khám phá sự di chuyển về giá khi các đồng xu có giao dịch lần cuối, giả sử chúng được mua bởi các nhà đầu tư.
Với giá giao dịch biến động quanh mức $38,500 vào thời điểm viết bài, thị trường cần giảm về vùng $33,600 để khiến thêm 1,9 triệu BTC rơi vào khoản lỗ tạm tính (10% nguồn cung). Điều này đồng thời chạm đến ngưỡng lợi nhuận 60% và khiến hầu như tất cả những người mua từ chu kỳ 16 tháng qua ở vị thế thiệt hại nặng nề (đối với những người mua vùng giá thấp từ tháng 5-7/2021 sẽ không nằm trong danh sách lỗ này).
Những nhà đầu tư có nguy cơ bán hoảng loạn cao nhất là nhóm ngắn hạn (Short-Term Holders - STHs) và nhóm tích luỹ lượng lớn Coin trong ba tháng qua (đề cập trong bản báo cáo tuần 16). Dựa trên tỷ lệ Short-Term Holder -MVRV (Z-Score) - giá trị thị trường trên giá trị thực tế từ đó quan sát được mức lợi nhuận tạm tính.
Trong biểu đồ dưới đây, ta có thể nhận ra một số điều:
- Giá gốc On-chain của STHs được giao dịch ở mức $46,910, đồng nghĩa với việc mức lỗ tạm tính của trung bình Coin nắm giữ là -17.9%.
- Độ dao động STH-MVRV hiện đang lệch -0.75 so với giá trị trung binh, cho thấy đây là vùng thiệt hại khá nặng đối với nhóm STH.
- Khả năng sinh lợi âm nghiêm trọng của STH không phải là hiếm, nhưng thường chỉ diễn ra vào thời điểm bán tháo trong Bear Market (nơi chỉ báo dao động nằm dưới đường xanh).
Mặt khác đối với nhóm dài hạn (Long-Term Holder - LTH) - lực lượng đầu tư hiện hành lớn nhất. Xu hướng này dường như tiếp tục thấy được từ sự chênh lệch đáng kinh ngạc của hai chỉ số nêu trên:
- Long-Term Holder Realized Price (xanh lam): chỉ báo thể hiện thị giá mua trung bình của nhóm LTH và hiện nó đang cho thấy mức sụt giảm đáng kể với tốc độ rơi mạnh. Điều này củng cố phân tích về việc các LTH từ giai đoạn 2021-2022 đang trong quá trình đầu tư, chi tiêu cũng như phân bổ lại danh mục trong 3 tháng qua.
- Long-Term Holder Spent Price (hồng): chỉ số này cho biết giá mua trung bình Coin bởi LTH trong ngày. Hiện đang bứt phá đến điểm cao hơn đáng kể trong tuần, tương ứng với giá giao ngay và đồng thời báo hiệu rằng các LTH đang trong tâm lý hoảng sợ bán tài sản của mình tại mức hòa vốn.
Cả hai chỉ số này củng cố cho lập luận rằng lớp đầu tư mới từ giai đoạn 2021-2022 đang dần rời bỏ vị thế, xuất phát từ nỗi lo xu hướng giảm của thị trường.
Tình hình chi tiêu của các LTH
Để hiểu hơn về đặc điểm tiêu dùng từ LTH và đồng thời thu hẹp phạm vi tuổi đời của Coin bằng cách áp dụng các công cụ phân tích On-chain. Đầu tiên, dựa trên số liệu độc quyền thu được từ Glassnode, hai đặc điểm đáng chú ý bao gồm:
- Bộ dao động (màu xám, 30DMA) hiển thị tỷ lệ khối lượng BTC được gửi đến các sàn giao dịch bởi nhóm dài hạn đang sinh lời. Có thể thấy nó đã giảm đáng kể kể từ tháng 9/2021 và hiện đang dao động quanh mức 60% (càng nhấn mạnh rõ hơn về ngưỡng thiệt hại đã đề cập phía trên).
- Biểu đồ giá được tô màu theo khả năng sinh lời so với năm trước, với màu đỏ báo hiệu mức lỗ tương đối cao và màu xanh lá cây/xanh lam báo hiệu lợi nhuận lớn. Thị trường Bear Market trong các năm 2014-2015, 2018-2019 và 2021-2022 trở nên khá rõ ràng, với mức lỗ nghiêm trọng được ghi nhận trong nhiều tháng.
LTH được ghi nhận các khoản lỗ tạm tính nặng nề, điều này trực tiếp gây ra hệ quả giảm điểm chung của thị trường là những LTH từ chu kỳ 2021-2022 với giá vào ban đầu cao hơn rõ rệt so với giá hiện hành, cho thấy điều này ảnh hưởng sâu sắc đến hành vi chi tiêu LTH hiện nay.
Nhìn vào chỉ số Revived Supply 1yr+ (nguồn cung hồi phục 1yr+), bao gồm tất cả khối lượng BTC On-chain được mua trước đợt bán tháo vào giữa tháng 5/2021, có thể thấy một sự sụt giảm rõ rệt và đang ở vùng tương đối thấp. Thông thường, trường hợp chỉ số Revived Supply thấp xảy ra trong thị trường giảm điểm trầm trọng và đồng thời cũng là điểm tích lũy ưa thích của LTH.
Coin days destroyed (CDD) là một chỉ số đo lường khối lượng giao dịch tiền điện tử nhưng đặt nặng vấn đề đã bao lâu rồi đồng tiền đó mới được giao dịch.
Với dữ liệu bên dưới, CDD báo hiệu một xu hướng tương tự và cả các điểm đáng chú ý. Xét theo cơ sở trung bình 7 ngày (ở độ phân giải hàng giờ), chỉ số này cho thấy hơn 18.5 giờ mỗi tuần có tỉ lệ vòng đời kết thúc lớn hơn mức trung bình. Nói cách khác, 89% phần còn lại, chủ sở hữu quyết định giữ vững vị thế ở trạng thái không hoạt động, tức không góp phần vào áp lực xả.
Cả hai số liệu trên củng cố quan điểm rằng áp lực bán của LTH hiện nay chủ yếu đền từ các chủ sở hữu trong khoảng thời gian từ 155 ngày đến 12 tháng (người mua từ thời điểm 2021-2022).
Đặc điểm của Bear Market điển hình
Các công cụ On-chain không chỉ cung cấp khách quan về hành vi của nhà đầu tư hiện hành, mà còn cả cách định giá cơ bản để xác định được các chu kỳ thị trường khác nhau.
Biểu đồ dưới đây là một biến thể của lợi nhuận tạm tính - Realized Profit (xanh lá) và thua lỗ (hồng), được xác định bằng cách chia từng loại cho Vốn hoá thực tế (Realized Cap). Điều này đơn giản hoá dòng tiền USD của nhà đầu tư ra vào thị trường, so với quy mô tương đối, cho phép chúng ta so sánh các chu kỳ với nhau. Từ đó, ta có thể xác định được ba giai đoạn thị trường:
- Thị trường tăng điểm (vùng xanh lá) lúc lượng cầu dồi dào, mang lại lợi nhuận đáng kể cho nhà đầu tư (dòng vốn ròng chảy vào).
- Thị trường giảm điểm (vùng đỏ) lúc lượng cầu bị áp đảo bởi áp lực cung, dẫn đến việc phần lớn nhà đầu tư thua lỗ bởi giá giảm (dòng vốn ròng rút ra ngoài). Vào thời điểm năm 2019 hay cuối năm 2021, có lượng lớn lợi nhuận tạo ra được từ đợt tăng giá ngắn trước khi phe bán chiếm lại ưu thế.
- Niềm tin hồi phục cho giai đoạn tăng giá đầu (vùng màu cam) lúc thị trường đang trong giai đoạn đi ngang, điển hình là thời điểm tích lũy hoặc thời điểm mất niềm tin vào thị trường và mức lợi nhuận thực bắt đầu vượt mức lỗ cơ bản.
Hiện tại, thị trường vẫn đang trong giai đoạn Bear market bởi nhu cầu thúc đẩy tăng giá chưa đủ động lực cho phép thu hồi lợi nhuận. Nếu lợi nhuận thực bắt đầu vượt qua mức lỗ cơ bản, kèm theo hành động giá ổn định thì điều đó cho thấy quá trình chuyển đổi sang Giai đoạn 3 đang bắt đầu.
Chỉ số Rủi ro Dự trữ cung cấp một cái nhìn vĩ mô khác về đáy của thị trường giảm giá và là một bộ dao động bị đè nặng khi tích lũy và việc HODLing được ưu tiên. Trong lịch sử, Rủi ro Dự trữ đã giảm xuống dưới ngưỡng 0,0025 (màu xanh lá cây) trong cuối thị trường Bear Market (hình thành trước đáy) và tái xuất hiện một phần qua thị trường tăng giá tiếp theo.
Chỉ báo này cho thấy rằng chúng ta đã qua điểm vào giai đoạn Bear market và có thể xảy ra vào nửa cuối năm. Tuy nhiên, dựa trên phân tích từ các chu kỳ trước đó, nó cũng cho thấy rằng con đường phía trước vẫn tương đối nhọc nhằn, đầy biến động tiêu cực.
Để ủng hộ quan điểm cho rằng các HODLer dài hạn không trong tâm lý hoảng loạn, Value Days Destroyed (VDD) - một phương pháp đo tốc độ chi tiêu - đang dao động quanh mức thấp tương đối. Điều này cho thấy rằng giá trị và độ lớn của số ngày Coin phá hủy hiện tại nhỏ hơn so với năm ngoái. Điều này củng cố cho các chỉ số Binary CDD, 1yr + Revived Supply và các chỉ số Rủi ro Dự trữ mà hành vi chi phối của các nhà đầu tư dài hạn (1yr +) là HODLing.
Theo số liệu này, thị trường giảm điểm bắt đầu vào khoảng tháng 5/2021 và đang tiệm cận đến ngưỡng tương tự như những gì đã thấy trong các chu kỳ trước đó.
Cuối cùng, chúng ta sẽ xem xét Tỷ lệ RVT, tính bằng cách chia Giới hạn thực hiện (Realized Cap) cho khối lượng giao dịch (cả bằng USD và áp dụng 28DMA). Bộ dao động này là một biến thể chậm, nhưng có sức thuyết phục cao hơn của Tỷ lệ NVT và có các đặc tính sau:
- Xu hướng tăng trước đó và cả các giá trị ghi nhận cao đều sụt giảm, báo hiệu rằng khối lượng giao dịch đang giảm so với định giá On-chain (định giá quá cao). Đáy của thị trường giảm điểm thường xảy ra lúc giá trị RVT>30 và sẽ xác nhận bởi sự đảo chiều thanh xu hướng giảm.
- Xu hướng giảm trước đó và các gía trị ghi nhận ở mức thấp cho thấy một xu hướng tăng sắp diễn ra, báo hiệu rằng việc sử dụng mạng đang tăng lên so với định giá On-chain (định giá quá thấp).
- Xu hướng duy trì đi ngang báo hiệu một trạng thái cân bằng tương đối và thường cho thấy xu hướng thị trường hiện tại khá bền vững.
Bộ dao động đang thiết lập đỉnh thấp hơn so với thời điểm tháng 7/2021 và đang đảo chiều thành xu hướng giảm. Nếu xu hướng này được duy trì, nó thể hiện rằng có khối lượng thanh lý tiềm năng On-chain và việc sử dụng mạng lưới ngày càng tăng. Điều này từng xảy ra trong bối cảnh thị trường trong quá khứ.
Tổng kết
Cấu trúc thị trường Bitcoin hiện tại đang trong trạng thái cân bằng, với sự sụt giảm về lợi nhuận và hành động giá ngắn hạn khi các xu hướng dài hạn vẫn mang tính được củng cố. Sự đầu cơ của nhà đầu tư dài hạn đang tiếp diễn như được phân tích phía trên.
Liệu các tác động vĩ mô và mối tương quan với thị trường truyền thống có kéo Bitcoin xuống vùng thấp hơn hay không vẫn đang được xem xét, nhưng nhiều chỉ số cơ bản đang tiệm cận hoặc thậm chí đã chạm đến điểm định giá thấp đáng chú ý. Các chỉ số củng cố luận điểm trên có thể kể đến như phân tích tuổi thọ của Coin (Dự trữ rủi ro, VDD Multiple), và thậm chí cả tỷ lệ RVT.
Các sự kiện đầu cơ, cùng với việc các điểm phân kỳ dần xuất hiện trong xu hướng ngắn hạn và dài hạn tiếp tục khiến Bitcoin trở thành một trong những tài sản hấp dẫn cần được theo dõi trong bối cảnh nền kinh tế hiện hành.