Phân tích dữ liệu On-chain (tuần 13/2022)

Phân tích dữ liệu On-chain (tuần 13/2022)

Con đường phục hồi

Thị trường Bitcoin đã chứng kiến một tuần tăng trưởng khởi sắc khi nguồn cung Bitcoin có tuổi thọ 1 năm tăng đột biến và đạt ATH mới. Trong phân tích này, chúng tôi khám phá con đường dài hạn để phục hồi và động lực nguồn cung đã báo hiệu như thế nào trong lịch sử khi thị trường giảm giá sắp kết thúc.

Thị trường Bitcoin đã trải qua một tuần tăng trưởng mạnh mẽ từ mức 40.710 USD lên mức giá mới là 47.649 USD. Đây là đợt phục hồi đầu tiên  sau nhiều tháng giá Bitcoin đi ngang.

Trong vài tháng qua, đã có nhiều các trường hợp và kịch bản được nhận định thị trường Bitcoin nhiều khả năng đang ở Bear market, thị trường giá giảm từ tháng 5 năm 2021. Tuy nhiên,theo xu hướng của thị trường thì sau giai đoạn thị trường giảm giá sẽ luôn là Bulls market ( Thị trường giá tăng ).

Quá trình tạo đáy và việc các nhà đầu tư bán tháo khi thị trường giá giảm diễn ra là một quá trình kéo dài và "đẹp đẽ" trong khi Bitcoin vẫn đang  trên đà giảm giá. Tuy nhiên, trong phân tích này, chúng ta hãy cùng xem xét sâu hơn liệu các chỉ số có đang cho thấy quá trình thị trường phục hồi đang diễn ra trong dài hạn hay không ?

Tiêu điểm chính

  • Tỷ lệ nguồn cung Coin trên 1 năm tuổi đang nhanh chóng tiếp cận mức cao nhất mọi thời đại, vì các Coin tích lũy trong quý 1 của thị trường tăng trưởng năm 2021 vẫn chưa được chi tiêu trong ví của nhà đầu tư.
  • Điều này thường có nghĩa là các nhà đầu tư Bitcoin duy trì niềm tin mạnh mẽ vào tài sản, bất chấp nhiều bất ổn mang tầm vĩ mô và chính trị.
  • So sánh các động lực cung cấp này với các chu kỳ trước, rất có thể Bitcoin đã vào nửa sau của Bear market.
  • Tuy nhiên, mức chi tiêu khiêm tốn diễn ra ở chủ sở hữu của các đồng tiền trưởng thành hơn (có thể thoái vốn thông minh), khoản tích lũy lớn dường như đã diễn ra trong khoảng từ 35,000 USD đến 42,000 USD khi hấp thụ áp lực từ phía bán.

Nguồn cung Bitcoin có tuổi đời trên một năm đạt ATH

Một trong những công cụ cơ bản để đánh giá niềm tin của nhà đầu tư trong phân tích trên chuỗi là Coin Lifespan (hoặc Coin Age). Tuổi thọ được định nghĩa là khoảng thời gian kể từ khi đồng tiền được di chuyển lần cuối (thời gian kể từ khi tạo ra UTXO).

Một đồng Coin không hoạt động càng lâu thì, càng có nhiều khả năng sẽ duy trì như vậy trong thời gian kế tiếp. Với sự biến động của Bitcoin, các nhà đầu tư giữ tiền trong một khoảng thời gian dài sẽ có nhiều trải nghiệm khi gặp các biến động lớn về giá , do đó các HODLer sẽ có nhiều kinh nghiệm hơn và có  niềm tin cao hơn về thị trường.

Gần về cuối quý 1 năm 2022, nhìn vào biểu đồ chúng ta có thể thấy tỉ lệ đồng Bitcoin có tuổi thọ 1 năm trở lên tăng đột biến, từ 9.4% nguồn cung lưu hành trong 8 tháng vừa qua. Những đồng tiền này phần lớn phản ánh khối lượng BTC được tích lũy trong suốt giai đoạn quý 1 năm 2021, giai đoạn phục hồi này có quy mô và thời gian tương tự như đợt phục hồi vào năm 2018-19 khi tỷ lệ nguồn cung BTC có tuổi thọ một năm từ 11,6% trong 8 tháng. Ngoài ra biểu đồ cũng cho thấy các chủ sở hữu đã nắm chắc tài sản của họ  xuyên suốt hai lần thị trường giảm 50% và qua ba lần thị trường chạm mức cao nhất mọi thời đại.

Trong khi biểu đồ trên cho thấy khối lượng BTC có tuổi thọ trên một năm tính theo tỷ lệ nguồn cung lưu hành, nhưng cũng cung cấp một thông tin rất hữu ích khác rằng : Bao nhiêu USD đang được nắm giữ trong những đồng coin đó . Thực tế là hầu hết các nhà đầu tư đưa ra quyết định về phân bổ danh mục đầu tư liên quan đến giá trị tiền định danh và cơ sở chi phí của nó, và do đó, giá trị USD tương ứng là rất phù hợp.

Một chỉ số khác là The Realized Cap HODL waves - công cụ lý tưởng cho việc đánh giá này và biểu đồ dưới được lọc để  giữ lại các đồng Coin có tuổi thọ trên một năm.

Qua biểu đồ chúng ta có thể thấy như sau:

  • Quý 2 đến quý 4 năm 2021 có nhiều điểm tương đồng với các giai đoạn giảm giá trước đây. Cụ thể, tổng tài sản đang được nắm giữ có tuổi đời trên một năm đạt mức thấp nhất theo chu kỳ từ tháng 5 đến tháng 12 năm 2021.
  • Giai đoạn giảm giá  1: Khi tỷ lệ tài sản được nắm giữ bởi các nhà đầu tư lớn tuổi, có nhiều kinh nghiệm nằm ở mức thấp thì phần lớn tài sản đang được nắm giữ bởi các nhà đầu tư mới hơn, ít kinh nghiệm hơn. Đó là những tín hiệu đầu tiên và là yếu tố hình thành thị trường giá giảm.
  • Giai đoạn giảm giá  2: Sự chênh lệch tài sản kể trên có dầu hiệu phục hồi mạnh mẽ khi càng nhiều đồng Coin di chuyển sang vùng có tuổi thọ trên 1 năm thì sẽ càng nhiều tài sản sẽ được HODLed (thiết lập lại giá sàn cao hơn so với chu kỳ trước).

Thị trường hiện tại đang trong quá trình phục hồi (Giai đoạn 2), tuy nhiên có thể thấy trong các chu kỳ trước, quá trình này có thể mất nhiều tháng để hình thành giá sàn  và tìm đà tăng bền vững.

Các nhà phân tích trên chuỗi thường sẽ coi sự tăng trưởng về tỉ lệ các đồng coin có tuổi thọ như một tín hiệu về sức mạnh và niềm tin của thị trường vì những lý do sau:

  • Sự gia tăng vĩ mô trong tổng tuổi thọ của các đồng Coin cho thấy mong muốn nắm giữ Coin bất chấp sự dao động giá biến động. Điều này cho thấy niềm tin của nhà đầu tư cao hơn và kỳ vọng giá trị trong tương lai.
  • Nó phản ánh sự sụt giảm chung trong nguồn cung Coin để cung cấp thanh khoản cho marginal buyers (người mua cận biên)  mà nguyên nhân là do các Hodler đã tích lũy BTC ngày một nhiều hơn.

Chỉ số Realized HODL (RHODL) sẽ ghi lại những hành vi trên thành một dao động. Chỉ số này được sử dụng để chỉ ra liệu sự chênh lệch giữa bán hàng ngắn hạn và dài hạn có tín hiệu cao nhất hay không.

Ở đây chúng ta có thể thấy một xu hướng giảm vĩ mô đang diễn ra. Thông số. RHODL đang mô tả sự cân bằng giữa các  HODLers mới và HODLers đã có kinh nghiệm, khá giống với giai đoạn cuối của thị trường giá giảm và cả với thị trường tăng giá giai đoạn đầu. Tuy nhiên, cũng phải lưu ý rằng chỉ trong năm 2012 chỉ số RHODL mới nằm trong xu hướng giảm vĩ mô, trong khi giá thị trường vẫn đang ở trong thị trường giá tăng.

Một bộ chỉ báo khác nắm bắt được tâm lý nhà đầu tư là Reserve Risk. Đây là một chỉ báo theo chu kỳ theo dõi số dư rủi ro hoặc phần thưởng liên quan đến lòng tin và niềm tin của người nắm giữ dài hạn.  Chỉ số này sẽ thể hiện ở mức thấp khi có nhiều nhà đầu tư tích lũy sử dụng chiến lược HODLing ưa thích. Ngược lại, chỉ báo này sẽ phản ứng ngay với sự tăng giá khi những nhà đầu tư có kinh nghiệm thoát khỏi vị thế của họ.

Biểu đồ cho thấy chỉ số Reserve Risk đã ở mức thấp trong suốt 77 ngày qua, mặc dù mức này ngắn hơn nhiều so với các giai đoạn 2015-2017 và 2018-2020. Tuy nhiên, phải lưu ý rằng chỉ báo rủi ro dự trữ thường báo hiệu một mức định giá thấp trong thị trường giá tăng vì các HODLer thường chỉ bắt đầu phân phối lại tài sản sau khi có một mức giá ATH mới được thiết lập.

Vùng hỗ trợ ngắn hạn gặp vùng bán dài hạn

Như đã thấy trong các số liệu trên, quá trình chuyển đổi từ thị trường giá giảm sang thị trường giá tăng hiếm khi rõ ràng vào thời điểm đó, thường sẽ mất nhiều thời gian để diễn ra sự chuyển đổi này. Một lý do cơ bản cho điều này là ngay cả những HODLer mạnh tay nhất cũng có thể rút thanh khoản khi gặp phải sự bán tháo tại thị trường giá giảm nhằm bảo toàn và tối đa hóa hiệu quả sử dụng vốn.

Biểu đồ Spent volume age band (SVAB), chúng ta có thể thấy rằng một phần đáng kể của các Coin trên 6 tháng tuổi được bán trong suốt tháng Ba. Khoảng 2% tổng khối lượng giao dịch trên chuỗi có liên quan đến các đồng tiền này.

Tiếp theo chúng ta sẽ sử dụng chỉ số Revived supply để theo dõi những đồng coin được bán ra. Có thể thấy từ 7000 đến 10,000 BTC  có độ tuổi trên 1 năm đã được giao dịch mỗi ngày trong tháng qua. Có hai lý do chính:

  • Các đồng Coin đang dịch chuyển trong suốt quá trình tích lũy, điều này cho thấy mức độ không chắc chắn và động thái giảm thiểu tối đa rủi ro  của các nhà đầu tư. Điều này có khả năng tạo áp lực bán ra từ những người mua bị kẹp hàng ở xu hướng giảm .
  • Giá thị trường đã không phá vỡ để tạo mức thấp mới mặc dù có thêm áp lực từ bên bán. Điều này cho thấy thị trường đang có đủ nhu cầu để hấp thụ lượng bán ra này.

Quay lại với chỉ bảo The Realized Cap HODL waves, chúng ta sẽ đến các đồng Coin từ 1 tháng tuổi trở xuống. Có khoảng 16.23% tài sản được lưu trữ trong Bitcoin hiện đang được nắm giữ trong các nhóm tiền này. Các dải này sẽ chỉ tăng lên khi các Coin cũ hơn được bán ra và chuyển sang những người mua mới hơn.

Cuối chu kỳ giảm giá, nhóm các Coin có độ tuổi ít hơn 1 tháng có xu hướng đạt đến giá trị tối thiểu, vì tất cả các nhà đầu cơ còn lại đều rời đi và các đồng này sẽ được tích lũy với mức giá rẻ hơn. Tại thời điểm này, tỷ trọng giá trị thực các đồng Coin có độ tuổi ít hơn 1 tháng được nắm giữ sẽ giống với các thời kỳ 2012, 2016 và 2019-2020, giai đoạn 'mất niềm tin và thoát khỏi thị trường.

Chúng ta hãy cùng xét đến chỉ số phân bổ giá thực tế theo điều chỉnh UTXO hiện tại (Realized Price Distribution)

  • Các nhà đầu tư dài hạn vẫn nắm giữ một tỷ lệ rất lớn nguồn cung đã được mua lại với giá cao hơn (> 45,000 USD). Những Coin này đang nắm giữ một khoản lỗ chưa thực hiện. Đáng chú ý là các nhà đầu tư này vẫn chưa thanh lý, cho thấy niềm tin vào thị trường vẫn còn mạnh mẽ.
  • Các nhà đầu tư ngắn hạn đã tích lũy được một tỷ lệ lớn nguồn cung trong khoảng  38,000 USD đến 45,000 USD. Điều này chỉ ra rằng nhiều nhà đầu tư xem phạm vi ổn định giá trên là một vùng giá trị (Value zone - Vùng trung bình của giá ). Điều này mang các đặc điểm tương tự như phạm vi  30,000USD  đến  40,000 USD  của tháng 5-tháng 7 năm 2021.

Tuy nhiên, những người mua này có thể nhạy cảm với bất kỳ biến động giảm giá nào. Mức độ tích lũy Coin dường như đã diễn ra trong giai đoạn này, đặc biệt là khi đối mặt với những rủi ro vĩ mô và địa chính trị đang thay đổi trên thế giới,đây thực sự là một tín hiệu về sức mạnh và niềm tin vào Bitcoin.

Tổn thất ngắn hạn đổi lấy lợi ích dài hạn

Thị trường giảm giá đã kết thúc với một đợt xả lớn cuối cùng. Một sự kiện làm rung chuyển ngay cả những HODLer cứng rắn nhất. Các sự kiện như Tháng 1 năm 2015, tháng 11 năm 2018 và tháng 3 năm 2020, tất cả đều chứng kiến giá Bitcoin giảm hơn 50% chỉ trong vài ngày.

Trong những sự kiện này, tất cả những người bán còn lại đều đã tỏ ra kiệt sức và chúng ta đều thấy tất cả các Coin có lời hoặc lỗ đều được bán ra ở quy mô lớn. Biểu đồ dưới đây trình bày mức độ lợi nhuận / thua lỗ được thực hiện trên các Coin được gửi đến các sàn giao dịch (rất có thể là để bán hàng).

Chúng ta có thể thấy rằng thị trường đã trải qua hai sự kiện như vậy trong 12 tháng qua, mặc dù chúng có mức độ nhỏ hơn đáng kể so với chu kỳ giảm giá giai đoạn 2018-2020. Với hai lần giảm 50% trong năm qua, thì niềm tin của nhà đầu tư vào Bitcoin như một tài sản vĩ mô đã tăng lên rất nhiều.

Khái niệm “giá trị ghi nhận – realized value” nằm trong (Vốn hóa ghi nhận - Realized Cap), phản ánh cơ sở chi phí tổng hợp của nhà đầu tư cho nhóm người nắm giữ ngắn hạn và dài hạn. Biểu đồ dưới đây cho thấy:

  • Vốn hoá nắm giữ ngắn hạn (màu hồng) : dễ biến động hơn và thường cung cấp mức kháng cự trong thị trường giá xuống (các nhà đầu tư bán với cơ sở chi phí của họ). Nó hiện đang giao dịch ở mức 45.900 USD. Đây là mức quan trọng cần theo dõi trong trường hợp thị trường có thể phá vỡ.
  • Vốn hóa nắm giữ dài hạn  (màu xanh) di chuyển chậm, trễ hơn giá thực tế tiêu chuẩn khoảng 155 ngày và hiếm khi có xu hướng giảm.

Xu hướng giảm trong LTH Realized Cap chỉ ra rằng cơ sở chi phí LTH tổng hợp đang giảm. Điều này chỉ có thể xảy ra khi:

  1. LTHs người mua đã từ bỏ
  2. Hoặc LTH đã tích lũy khối lượng tiền xu lớn với giá rẻ hơn như cách đây 155 ngày.

Cách đây 155 ngày trước là ATH tháng 10, điều này làm cho điểm 1 đã nói ở trên có nhiều khả năng xảy ra hơn, cho thấy LTH đã hoặc đang trong quá trình đầu cơ.

Để hoàn thành quan sát này, chúng tôi xin giới thiệu LTH Realized Cap Net Position Change Z-Score. Số liệu này sẽ thực hiện:

  • Tính toán sự thay đổi trong 30 ngày của giới hạn LTH làm thước đo cho dòng vốn vào/ ra  bằng USD vào nhóm này.
  • Chuyển đổi sang Z-Score để cho phép so sánh với các chu kỳ trước đây, nơi định giá USD nhỏ hơn nhiều.
  • Giá trị cao chỉ ra rằng khối lượng lớn giá trị USD đang chuyển thành trạng thái LTH, nâng cơ sở chi phí tổng hợp của chúng.
  • Giá trị thấp chỉ ra rằng cơ sở chi phí LTH đang giảm đáng kể, được thúc đẩy bởi các điểm 1 hoặc 2 ở trên.

Những gì chúng ta thấy là LTH hiện đang trải qua sự sụt giảm lớn nhất trong cơ sở chi phí tổng hợp của chúng trong lịch sử, với Z-Score đang giao dịch 2,33 dưới mức trung bình. Khi kết hợp với chỉ số URPD và các dải lãi / lỗ để trao đổi, điều này mô tả sự phân phối lại nguồn cung Coin từ mức giá cao hơn, thành một phạm vi sàn mới từ 38.000 USD đến 45.000 USD.

Tổng kết

Thị trường giảm giá của Bitcoin có thể kéo dài,mang nhiều đau đớn cho nhà đầu tư hơn, tuy nhiên, kết quả cuối cùng là thu mua lại tai sản từ những nhà đầu tư yếu tay và hướng tới trở thành những nhà đầu tư cứng rắn.

Bitcoin đã chứng kiến sự tích lũy khá lớn trong khoảng 35.000 USD và 42.000 USD, cho thấy nhiều nhà đầu tư nhìn thấy một vùng giá trị trong phạm vi hợp nhất hiện tại.

Có một khoản bán ra khiêm tốn đã diễn ra trong vài tuần qua, với phần lớn trong số đó là các đồng Coin  bị thua lỗ. Kết quả là, giá mua vào tổng hợp của cả chủ sở hữu dài hạn và ngắn hạn đang suy giảm.. Cho đến nay, những Bitcoin đã và đang cung cấp một vùng hỗ trợ đầy đủ.


Share Tweet Send
0 Ý kiến
Loading...
You've successfully subscribed to Nami Today
Great! Next, complete checkout for full access to Nami Today
Welcome back! You've successfully signed in
Success! Your account is fully activated, you now have access to all content.