Phân tích dữ liệu On-chain (Tuần 49/2022)

Phân tích dữ liệu On-chain (Tuần 49/2022)

Thị trường Bitcoin đã chứng kiến sự tích luỹ đáng kể trên mức thấp của chu kỳ sau vài tuần đầy biến động kể từ sự kiện FTX. Giá đã phục hồi mạnh mẽ gần 10%, từ $16,065 lên $17,197.

Trong phiên bản tuần này, chúng ta sẽ khám phá mức độ nghiêm trọng của những tổn thất mà người tham gia thị trường phải gánh chịu trong sự kiện thanh lý có vẻ như là lớn nhất trong lịch sử tài sản kỹ thuật số này. Chúng ta cũng sẽ xem xét những tác động tiếp theo đối với hoạt động mạng và nhu cầu về không gian khối từ đó cho thấy cấu trúc thị trường hiện tại.

Tình trạng thua lỗ

Để bắt đầu đánh giá, chúng tôi sẽ kiểm tra mức độ thiệt hại mà tất cả những người tham gia thị trường phải gánh chịu trong suốt sự kiện thanh lý hỗn loạn trong những tuần gần đây.

Cả đợt bán tháo vào tháng 6 năm 2022 và sự sụp đổ của FTX đã thúc đẩy các nhà đầu tư đầu hàng trên quy mô lịch sử. Sự kiện FTX đã ghi nhận mức lỗ ATH trong một ngày là 4.435 tỷ đô. Tuy nhiên, khi được đánh giá bằng đường trung bình động hàng tuần, các khoản lỗ dường như đang giảm dần. Đợt bán tháo vào tháng 6 đã duy trì khoản lỗ hơn 700 triệu đô mỗi ngày trong gần 2 tuần sau sự kiện.

Chúng ta có thể bổ sung phân tích này bằng cách kiểm tra tỷ lệ giữa lợi nhuận thực tế và lỗ thực tế. Ở đây, chúng ta quan sát thấy tỷ lệ giữa lãi/lỗ thực tế đã ghi nhận mức thấp mới chưa từng có.

Điều này cho thấy rằng các khoản lỗ được khoá lại trong thị trường lớn hơn 14 lần so với các sự kiện chốt lãi. Điều này phần nào phản ánh toàn bộ hành động giá của chu kỳ 2020-2022 cao hơn giá giao ngay.

Trong lịch sử khi tỷ lệ Lãi/Lỗ thực là cực kỳ thấp ở quy mô này thường trùng hợp với sự thay đổi trạng thái thị trường vĩ mô.

Tiếp theo, chúng ta sẽ kiểm tra chỉ báo Realized Capitalization, hiển thị tổng ròng của dòng vốn vào và dòng vốn ra. Số liệu này có thể dùng để đánh giá mức độ nghiêm trọng của dòng vốn chảy ra khỏi mạng sau đỉnh của chu kỳ thị trường.

Có thể thấy mức tăng đáng kể trong Realized Cap sau đợt bán tháo vào giữa năm 2021. Điều này có thể được hiểu là những người tham gia thị trường tận dụng các đợt phục hồi giá để thoát thanh khoản đáng kể, do đó thu được lợi nhuận và tăng Realized Cap.

Sau sự sụp đổ của LUNA vào tháng 5 năm 2022, có thể thấy một dòng vốn chảy ra đáng kể do các nhà đầu tư mua gần đỉnh thị trường bắt đầu chốt các khoản lỗ ngày càng lớn.

Sự hưng phấn nửa đầu năm 2022 trong các đợt BTC phục hồi giá gần như đã thoái lui hoàn toàn, cho thấy một sự loại bỏ gần như toàn bộ lượng thanh khoản dư thừa này.

Tiếp theo, chúng ta có thể so sánh chu kỳ hiện tại với tất cả các thị trường gấu trước đó, đo lường từ đỉnh Realized Cap đến đáy, như một thước đo cho dòng vốn rút ra tương đối:

  • Năm 2010-2011 chứng kiến dòng vốn chảy ra tương đương 24% so với mức đỉnh.
  • Năm 2014-2015 có dòng vốn chảy ra thấp nhất nhưng vẫn lên đến 14%.
  • Năm 2017-2018 đã ghi nhận mức giảm 16.5% trong Realized Cap, mức gần nhất với chu kỳ hiện tại là 17%.

Theo thước đo này, chu kỳ hiện tại chứng kiến dòng vốn chảy ra lớn thứ ba và hiện đã vượt qua chu kỳ năm 2018, được cho là chu kỳ với thị trường gần trưởng thành nhất.

Tăng nhu cầu Không gian khối

Chỉ báo Miner Revenue cho phép hiểu rõ hơn về nhu cầu đối với không gian khối và liệu những người giao dịch có sẵn sàng trả giá cao hơn để được đưa vào khối tiếp theo hay không. Nếu chúng ta so sánh mức phí hàng tháng với mức trung bình hàng năm, chúng ta có thể đánh giá động lượng phí nội tại.

  • Fee Momentum > 1 🔵 cho thấy mức đóng góp doanh thu của miner từ phí tăng lên, so với đường cơ sở hàng năm.
  • Fee Momentum < 1 🔴 cho thấy doanh thu của miner từ phí giảm so với mức cơ sở hàng năm.

Các thị trường giá giảm kéo dài thường đi kèm với sự sụt giảm đáng kể hoạt động mạng, dẫn đến doanh thu từ phí khá mờ nhạt. Trong lịch sử, sự đình trệ này sẽ kết thúc khi xảy ra sự đầu hàng lớn trong hành động giá, trong đó giá thấp hơn đáng kể sẽ thu hút nhu cầu mới đối với không gian khối. Khi người bán bị áp đảo bởi người mua, sự phấn khích này làm gia tăng tắc nghẽn mạng.

Điều đáng quan tâm nhất là liệu sự gia tăng này chỉ là thoáng qua hay có thể được duy trì, phản ánh sự thay đổi trạng thái tiềm ẩn đang diễn ra.

Quan sát này được hỗ trợ bởi chỉ báo Active Entities Momentum, có thể được xem xét như sau:

  • Động lượng > 1 🔵 biểu thị sự mở rộng trong hoạt động của thực thể duy nhất.
  • Động lượng < 1 🔴 gợi ý sự co lại trong hoạt động của thực thể duy nhất.

Một lần nữa, chúng tôi lưu ý rằng đợt giảm giá gần đây đã kích thích một luồng hoạt động trên chuỗi, với chỉ báo này lần đầu tiên vượt qua vị trí cân bằng kể từ khi giá hồi phục về mức $48,000 vào tháng 4 năm 2022.

Sẽ là một dấu hiệu đầy hứa hẹn khi thấy Entity Momentum duy trì ở mức cao so với ngưỡng cân bằng.

Tiếp theo, chúng tôi giới thiệu chỉ báo Transaction Count Standard Deviation Bands. Chỉ báo này vẽ ra đường trung bình động 14 ngày cho tất cả các giao dịch được xác nhận, cũng như một loạt các dải thống kê trong phạm vi ± 2σ.

Có hai quan sát chính như sau:

  • Sự sụt giảm đáng kể về Số lượng giao dịch vào tháng 5 năm 2021 cho thấy gần như toàn bộ hoạt động của mạng bị loại bỏ, tương tự như đã thấy vào đầu năm 2018.
  • Sau sự kiện nói trên, hoạt động mạng bắt đầu phục hồi, chậm nhưng nhất quán theo đường cơ sở hàng năm. Điều này một lần nữa tương tự như cuối năm 2018 và phần lớn năm 2019.

Số lượng giao dịch ổn định cho thấy trong suốt 6 tháng qua, mạng Bitcoin đã tiếp cận và dao động xung quanh vị trí cân bằng về nhu cầu đối với không gian khối.

Một lĩnh vực tiếp tục suy yếu là việc giải quyết khối lượng trên mạng.

Khối lượng được giải quyết hiện tại đang ở mức thấp nhất trong chu kỳ, cho thấy việc sử dụng mạng vẫn còn mờ nhạt, mặc dù đã có những cải thiện về số lượng giao dịch và các thực thể duy nhất.

Số lượng giao dịch phục hồi nhưng khối lượng giảm có thể phản ánh số lượng chuyển tiền quy mô nhỏ nhiều hơn và sự thống trị của các thực thể có quy mô tổ chức lớn hơn đang giảm dần. Chỉ báo Relative Transfer Volume Breakdown cho thấy sự thống trị của các giao dịch có quy mô nhỏ hơn (tối đa $100,000) đã tăng lên khoảng 35% so với mức 10% - 12% trong toàn bộ chu kỳ 2020-2022.

Chỉ báo RVT Ratio cũng cho thấy mạng đang gần mức sử dụng cao nhất, nghĩa là ngay cả sau khi dòng vốn chảy ra đáng kể như đã nêu chi tiết ở trên, Bitcoin Realized Cap vẫn tương đối cao so với khối lượng chuyển nhượng.

Trước sao sau vậy

Mặc dù hoạt động của người tham gia đã được cải thiện, nhưng việc sử dụng mạng vẫn còn mờ nhạt và cần thận trọng chuẩn bị cho mọi khả năng. Chúng tôi tham khảo hai mô hình định giá on chain phản ánh cơ sở chi phí mạng và đã xuất hiện trong các chu kỳ giảm giá trước đó:

  • The Balanced Price 🔵 được tính bằng chênh lệch giữa Giá thực tế và Giá chuyển nhượng. Giá chuyển nhượng là tổng số ngày coin bị tiêu hủy tích lũy bằng USD, được điều chỉnh theo nguồn cung lưu thông và tổng thời gian kể từ khi Bitcoin ra đời.
  • The Delta Price 🟣 là chênh lệch giữa Vốn hóa thực tế và Vốn hóa trung bình, chia cho Nguồn cung lưu thông, trong đó Giá trung bình được giả định là mức trung bình động từ trước đến nay của Giá thị trường.

Trong tất cả các thị trường gấu trước đây, giá được giao dịch giữa Balanced Price và Delta Price, với 136 ngày trên 4518 số ngày giao dịch trong phạm vi này (3%).

Ở thị trường hiện tại, phạm vi này là từ $15,500 đến $12,000. Giá chỉ mới vào vùng này một thời gian ngắn khi FTX sụp đổ, trước khi tìm thấy hỗ trợ phía trên đường giá Delta Price.

Khi xem xét ngưỡng kháng cự trực tiếp, chúng tôi tham khảo cơ sở chi phí on chain của thị trường rộng lớn hơn, cũng như 2 nhóm gồm những người nắm giữ ngắn hạn và dài hạn.

Giá mua vào của STH vẫn còn thấp hơn đáng kể vào cuối năm, cho thấy một lượng lớn BTC đã được đổi chủ trong tháng 11. Lưu ý rằng tất cả cơ sở chi phí on chain đều tập trung trong phạm vi từ $18,700 đến $22,900.

Sự tập trung chặt chẽ về cơ sở chi phí này cho thấy mức độ đồng nhất giữa giá mua lại của những người tham gia thị trường. Như vậy, nhiều khả năng thị trường tổng hợp sẽ bắt đầu hành xử theo cách gắn kết hơn để đối phó với sự biến động. Điều này cũng cho thấy rủi ro và cơ hội giữa tất cả những người tham gia, cũ hay mới, là tương tự nhau, mang đến sự hợp lưu hơn nữa của quá trình thanh lọc lớn trên toàn thị trường.

Tóm tắt và Kết luận

Tóm lại, rõ ràng là mức độ thiệt hại tài chính của những người tham gia thị trường Bitcoin trong suốt 6 tháng qua thực sự đáng kinh ngạc. Tuy nhiên, mức độ nghiêm trọng của tổn thất dường như đang giảm dần trong những tuần gần đây.

Chúng tôi cũng ghi nhận sự thay đổi tích cực về đặc điểm đối với cả hoạt động mạng và nhu cầu về không gian khối. Tuy nhiên, sự thay đổi về cấu trúc này không được hỗ trợ bởi khối lượng chuyển nhượng đang tiếp tục suy giảm ở mức thấp nhất trong chu kỳ đồng thời cho thấy mức độ tham gia quy mô bán lẻ tăng cao.

Một cấu trúc thị trường hiếm gặp nhưng có nhiều thông tin cũng xuất hiện, theo đó có một mức độ đồng nhất giữa các mức giá mua vào trên tất cả các nhóm. Điều này cho thấy những người tham gia thị trường Bitcoin đang có rủi ro, cơ hội và lợi nhuận là tương tự như nhau.


Share Tweet Send
0 Ý kiến
Loading...
You've successfully subscribed to Nami Today
Great! Next, complete checkout for full access to Nami Today
Welcome back! You've successfully signed in
Success! Your account is fully activated, you now have access to all content.