Sở thích của bạn là game? Âm nhạc? Thể thao? Nghệ thuật? NFT có thể đại diện cho bất cứ thứ gì mà bạn có thể nghĩ đến! Khá ngầu phải không?
Vậy NFT là gì? Trước tiên, để hiểu hết về NFT thì cần định nghĩa rõ những khái niệm sau:
- Fungible: có giá trị thay thế lẫn nhau, trao đổi tương đương nhau. Ví dụ: 2 tờ 50,000 VND có thể hoán đổi với 1 tờ 100,000 VND.
- Non–Fungible: không thể thay thế lẫn nhau, tính độc nhất.
- Token: được hiểu như là một tiện ích mã hóa. Cơ chế hoạt động của chúng là tệp tin (hình ảnh, âm nhạc, dữ liệu…) được mã hóa trên nền tảng công nghệ Blockchain. Token NFT có thể tìm thấy ở nhiều nền tảng blockchain khác nhau, nhưng hiện tại chủ yếu được tạo ra và sử dụng trên blockchain của Ethereum.
NFT là gì?
NFT (Non-fungible token) là một loại tài sản số sử dụng công nghệ blockchain (chuỗi khối) - tương tự như Bitcoin - để tạo ra một chuỗi mã độc nhất đại diện cho một vật phẩm nào đó và không thể thay thế. Các chuỗi mã này thường được dùng để định danh phiên bản số của các tác phẩm nghệ thuật, bài hát hay hiện tượng mạng.
Đầu tháng 3, nhóm nhạc rock Kings of Leon phát hành album mới nhất dưới dạng các chuỗi mã NFT. Hay Mike Winkelmann, một nhà thiết kế đồ họa, đã đưa lên sàn thương mại điện tử Nifty Gateway nhiều tác phẩm nghệ thuật phiên bản số dưới dạng NFT và thu về hàng chục triệu USD. Ngay sau đó vài tuần, ông bán một tác phẩm số tại nhà đấu giá Christie's với giá 69,3 triệu USD.
Gần đây, tại Việt Nam đã có bức tranh NFT được đấu giá thành công với mức giá là 23,000 USD (hơn 500 triệu đồng). Được biết tác giả của bức tranh này là hoạ sĩ trẻ Xèo Chu, tên thật là Phó Vạn An, sinh năm 2007. Bộc lộ khả năng hội hoạ từ năm 4 tuổi, tới nay Xèo Chu đã sở hữu hơn 200 bức tranh và những buổi triển lãm ở New York, Singapore, Việt Nam.
"Không gian NFT là một thế giới hoàn toàn mới. Tôi vô cùng hào hứng khi thấy tác phẩm nghệ thuật của mình vượt ra ngoài ranh giới vật lý thông thường để tiếp cận những người yêu mến” - Xèo Chu chia sẻ về tác phẩm đầu tay về NFT của mình.
Đọc thêm: Tại sao những tác phẩm nghệ thuật luôn có sức hút với nhà sưu tầm?
Đó là về nghệ thuật, còn Gaming thì sao?
Với các game trên blockchain có ứng dụng NFT, vật phẩm của bạn được gán với một token. Bạn dễ dàng trao đổi nó cho bất cứ ai sở hữu đồng tiền blockchain nền tảng (như ETH). Và toàn bộ hoạt động của vật phẩm đó được ghi dấu và lưu trữ trên blockchain, không ai có thể tác động hoặc thay đổi vật phẩm của bạn được. Khá là thú vị so với những tựa game truyền thông đúng không nào?
Hiện tại, có một vài dự án mới đang trên đà trở thành kỳ lân thứ hai trong lĩnh vực Play to Earn (Game NFT). Hiện tại, Axie Infinity và MANA vẫn là những cái tên nổi bật nhất với mức tăng trưởng vượt trội so với thị trường Crypto nói chung và Game NFL nói riêng.
Điều đó cho thấy, thị trường NFT nói chung và thị trường game NFT nói riêng đang rất thu hút và tiềm năng. Giá trị của thị trường game trên toàn thế giới đã tăng đáng kể trong thập kỷ qua và được dự báo sẽ đạt mốc $200 tỷ vào năm 2023. Tổng vốn hóa của thị trường NFT tăng từ $338 triệu từ cuối năm 2020 tới mốc $22 tỷ vào năm 2021.
Đọc thêm: Tại sao nền kinh tế game dựa trên blockchain lại là tương lai?
Ứng dụng đang phát triển mạnh mẽ nhất trong những năm trở lại đây? Facebook, Youtube, hay Shopee? Không, là Tiktok!!! Vậy Tiktok thì có liên quan gì đến NFT?
Trong một thông báo hôm 16/8, Audius cho biết họ bắt tay với TikTok để tạo ra một tính năng mới có tên là TikTok Sounds. Theo một cuộc phỏng vấn với Rolling Stone của người đồng sáng lập Audius và giám đốc sản phẩm Forrest Browning, việc tích hợp này sẽ cho phép người dùng xuất các bài hát được tạo bằng giao thức này sang TikTok chỉ bằng một cú nhấp chuột.
Tin tức này đã ngay lập tức khiến giá token gốc của Audius là AUDIO tăng 100% chỉ trong vòng 10 giờ đồng hồ, từ mức khoảng 1,6 USD lên gần 3,2 USD. Hiện AUDIO đã điều chỉnh về mức 2,85 USD với mức tăng 76% trong 24 giờ.
AUDIO Token lập tức tăng 100%, chạm mốc 4$ ngay sau khi có thông báo hợp tác với Tiktok
Vì sao NFT lại đạt được mức độ tăng trưởng nhanh như vậy?
NFT trở nên đặc biệt vì chúng sở hữu những tính chất sau:
- Tính độc nhất: mỗi NFT có tính chất riêng, khiến chúng khác biệt so với những NFT khác.
- Tính khan hiếm: mỗi NFT là duy nhất, không thể thay thế bằng bất cứ hình thức nào khác, chính điều đó tạo nên giá trị cho các NFT. Ví dụ: các món đồ càng độc đáo, khan hiếm thì giá trị càng cao, như các bức tranh được vẽ bởi những họa sĩ nổi tiếng: Mona Lisa – Leonardo da Vinci, The Starry Night – Vincent van Gogh…
- Không thể tách rời: một đặc tính đặc biệt của NFT là không thể chia nhỏ ra dưới bất kỳ hình thức nào
Ví dụ: 10 ETH có bạn thể chia nhỏ ra 10 phần nhưng với NFT thì không thể. Bạn không thể chia một bức tranh thành nhiều phần khác nhau.
Giống các token tiêu chuẩn, NFT cũng đảm bảo quyền sở hữu tài sản (blockchain cho phép truy xuất nguồn gốc), dễ dàng chuyển nhượng và chống gian lận.
Tiềm năng của NFT?
Theo CNBC, bức tranh vẽ một cục đá nằm trong bộ sưu tập EtherRock vừa được bán với giá 400 Ether, tương đương 1,3 triệu USD. EtherRock bao gồm 100 cục đá, có mặt từ năm 2017. Chúng là một trong những dự án NFT lâu đời nhất hiện nay.
Công nghệ blockchain cho phép thú sưu tầm 4.0 giờ đây minh bạch và thuận tiện hơn. Bạn có thể truy xuất nguồn gốc, xác nhận chủ nhân bức tranh trị giá cả tỷ đồng chỉ với vài cú click chuột đơn giản. Thậm chí lịch sử giao dịch của nó đều được ghi lại trên chuỗi. Yếu tố hàng giả hàng nhái bị loại bỏ hoàn toàn.
Việc token hóa các tài sản trên chuỗi mở ra khả năng lưu trữ an toàn, bảo mật và hiệu quả hơn so với thú sưu tầm đồ truyền thống. Bằng chứng là các nhà đấu giá danh tiếng như Christie’s đang chào bán những NFT đầu tiên. Hơn hết là lợi ích từ việc thanh toán xuyên biên giới bằng tiền mã hóa sẽ giúp chi phí giao dịch thấp hơn và thời gian chờ ngắn hơn các phương pháp truyền thống.
Và tất nhiên, nó cũng có những điểm không tốt!
Điểm yếu dễ thấy nhất của NFT là thanh khoản kém. Tổng khối lượng giao dịch của NFT từ trước tới nay chỉ rơi vào khoảng hơn 1.27 tỷ Đô trong khi đó OpenSea đã chiếm đến 1.23 tỷ Đô. Nếu so sánh, con số này chỉ bằng 4,5% khối lượng giao dịch giao ngay của tiền mã hóa trong… 1 ngày. Không ấn tượng lắm nhỉ…
Việc định giá khá theo cảm tính. Đây cũng do bản chất của việc sưu tầm là do sở thích, cảm quan từng người, nên sẽ có cảnh fan cuồng sẵn sàng trả giá cao.
NFT token mua ở đâu?
Hầu hết các NFT Token này đều đã được niêm yết (listing) trên sàn Nami Exchange.
Đọc thêm: 2 cách để đăng ký tài khoản trên Nami Exchange
Để phân tích tiềm năng của một đồng coin, nhà đầu tư có thể đánh giá qua 3 yếu tố:
- Vấn đề dự án giải quyết
- Đội ngũ thực hiện dự án
- Đối tác, cộng đồng và nhà đầu tư
Ngoài ra bạn có thể tìm hiểu các đồng coin NFT Token được niêm yết trên Coinmarketcap.
Kết luận
Nhờ tính ‘’độc nhất’’ và “giới hạn”, NFT đang được ứng dụng đa dạng lĩnh vực như gaming, nghệ thuật, số hóa tài sản… Kéo theo đó, các đồng coin NFT token hứa hẹn có nhiều tiềm năng tăng trưởng trong thời gian tới.
Theo dõi fanpage và Twitter của Nami để cập nhật những thông tin mới nhất từ thị trường tiền mã hóa nhé.
Mở tài khoản và giao dịch tiền mã hóa ngay tại Nami.Exchange