Stock-to-Flow là gì? Dự đoán giá Bitcoin bằng mô hình Stock-to-Flow

Stock-to-Flow là gì? Dự đoán giá Bitcoin bằng mô hình Stock-to-Flow

Mô hình Stock to Flow là gì?

Nói một cách đơn giản, mô hình Stock to Flow (SF hoặc S2F) là một cách để đo độ dồi dào của một tài nguyên cụ thể. Trong đó Stock là trữ lượng còn Flow là lưu lượng. Tỷ lệ Stock to Flow được tính bằng tổng trữ lượng chia cho lưu lượng được sản xuất hàng năm.

Mô hình Stock to Flow thường được áp dụng với các tài nguyên thiên nhiên. Hãy lấy ví dụ về vàng. Mặc dù các ước tính có thể khác nhau, Hội đồng Vàng Thế giới ước tính có khoảng 190.000 tấn vàng đã được khai thác. Số lượng này (tức tổng cung) được gọi là trữ lượng. Trong khi đó, có khoảng 2.500-3.200 tấn vàng được khai thác mỗi năm. Số lượng này được gọi là lưu lượng.

Stock to Flow và Bitcoin

Nếu bạn hiểu cách Bitcoin hoạt động, bạn sẽ không thấy khó hiểu tại sao mô hình Stock to Flow có thể áp dụng cho Bitcoin. Về cơ bản, trong mô hình này, Bitcoin cũng được tính tương đương với các mặt hàng khan hiếm, như vàng hoặc bạc.

Vàng và bạc thường được gọi là các vật lưu trữ giá trị. Về lý thuyết, chúng lưu giữ giá trị của mình trong thời gian dài do khan hiếm và có lưu lượng thấp. Hơn nữa, rất khó để tăng đáng kể nguồn cung của chúng trong một khoảng thời gian ngắn.

Theo những người ủng hộ mô hình Stock to Flow, Bitcoin có thể xem là một loại tài nguyên bởi nó khan hiếm, tốn kém để tạo ra, và có nguồn cung tối đa được giới hạn ở mức 21 triệu đơn vị. Ngoài ra, nguồn cung Bitcoin mới được xác định bằng cấp độ giao thức, khiến cho lưu lượng hoàn toàn có thể dự đoán được. Có thể bạn đã từng nghe đến sự kiện chia tách Bitcoin . Theo đó, lượng cung Bitcoin mới đưa vào hệ thống sẽ giảm một nửa sau mỗi 210.000 khối (khoảng bốn năm).

mô hình stock to flow
Tổng cung BTC đã khai thác (%) và Trợ cấp khối (BTC).

Với những người đề xuất mô hình này, chính những tính chất trên đã khiến Bitcoin trở thành một loại tài nguyên kỹ thuật số, khan hiếm và cực kỳ tiềm năng để giữ giá trị trong dài hạn. Ngoài ra, họ cho rằng có một mối quan hệ có ý nghĩa về mặt thống kê giữa Stock to Flow và giá trị thị trường. Theo dự đoán của mô hình, giá của Bitcoin sẽ tăng đáng kể theo thời gian do tỷ lệ Stock to Flow liên tục giảm.

Có ý kiến cho rằng việc áp dụng mô hình Stock to Flow vào Bitcoin được cho là ý tưởng của blogger PlanB với bài viết Mô hình hóa giá trị của Bitcoin bằng sự khan hiếm.

Tỷ lệ Stock to Flow của Bitcoin là gì?

Hiện tại, nguồn cung đang lưu hành của Bitcoin vào khoảng 18 triệu đơn vị. Trong khi đó, nguồn cung mới khoảng 0,7 triệu đồng mỗi năm. Tại thời điểm viết bài, tỷ lệ Stock To Flow của Bitcoin đang dao động ở khoảng 25. Sau sự kiện chia tách tiếp theo vào tháng 5/2020, tỷ lệ này sẽ tăng lên ở mức khoảng 50.

Trong hình dưới, bạn có thể thấy mối quan hệ lịch sử giữa đường trung bình động Stock to Flow của Bitcoin trong 365 ngày của với giá của nó. Biểu đồ cũng thể hiện các ngày diễn ra việc chia tách Bitcoin trên trục tung.

mô hình stock to flow 2
Mô hình Stock-to-Flow cho Bitcoin. Nguồn: LookIntoBitcoin.com

Những hạn chế của mô hình S2F

Stock to Flow là một mô hình hữu ích để đo lường sự khan hiếm, nhưng nó không tính hết tất cả các vấn đề thuộc về tổng thể. Điểm mạnh của mô hình này là các giả định khá rõ ràng. Giá trị của Stock to Flow là mô hình giả định sự khan hiếm có thể đo được, từ đó thúc đẩy giá trị. Nhiều chuyên gia nhận định, việc sử dụng mô hình Stock to Flow sẽ là thất bại nếu Bitcoin không có bất kỳ giá trị hữu ích nào ngoài sự khan hiếm nguồn cung.

Sự khan hiếm, lưu lượng có thể dự đoán và tính thanh khoản toàn cầu của vàng đã khiến nó trở thành vật lưu trữ giá trị tương đối ổn định so với các loại tiền pháp định, vốn dễ bị mất giá.

Theo mô hình này, sự biến động của Bitcoin cũng sẽ giảm theo thời gian. Điều này được xác nhận bởi dữ liệu lịch sử từ Coinmetrics.

Đường trung bình động 200 ngày của Biến động giá 180 ngày của Bitcoin. Nguồn: Coinmetrics.io

Việc định giá một tài sản đòi hỏi phải tính đến sự biến động giá của nó. Nếu biến động giá có thể dự đoán được ở một mức độ nào đó, mô hình định giá có thể sẽ đáng tin cậy hơn. Tuy nhiên, Bitcoin nổi tiếng với những biến động giá lớn.

Ở cấp độ vĩ mô, sự biến động giá có thể đang giảm, nhưng Bitcoin được định giá trong một thị trường tự do ngay từ ban đầu. Điều này có nghĩa là giá chủ yếu là tự điều chỉnh trên thị trường mở bởi những người dùng, các nhà giao dịch và các nhà đầu cơ. Kết hợp với tính thanh khoản tương đối thấp, Bitcoin có khả năng dễ rơi vào tình thế biến động giá đột ngột hơn so với các tài sản khác. Vì vậy, mô hình Stock to Flow có thể không tính được những điều này.

Ngoài ra, còn có những biến động khác như các sự kiện kinh tế Thiên nga đen, cũng có thể làm suy yếu mô hình này. Mặc dù vậy, cần lưu ý rằng thật ra mô hình nào cố gắng dự đoán giá của một tài sản dựa trên dữ liệu lịch sử đều có thể có các thiếu sót. Một sự kiện Thiên nga đen, theo định nghĩa, luôn tồn tại yếu tố bất ngờ. Vì vậy, dữ liệu lịch sử không thể được dùng để giải thích cho các sự kiện chưa biết.

Kết luận

Mô hình Stock to Flow đo lường mối quan hệ giữa trữ lượng hiện có của một tài nguyên và tốc độ sản xuất của nó. Mô hình này thường được áp dụng cho kim loại quý và các mặt hàng khác, nhưng một số ý kiến cho rằng nó cũng có thể được áp dụng với Bitcoin.

Theo nghĩa này, Bitcoin có thể được xem là một nguồn tài nguyên kỹ thuật số khan hiếm. Theo phương pháp phân tích này, những tính chất độc đáo của Bitcoin có thể khiến đồng tiền này được xem như một tài sản lưu giữ giá trị trong dài hạn.

Tuy nhiên, mô hình Stock to Flow có thể không tính đến tất cả các khía cạnh của việc định giá Bitcoin. Hơn nữa, tại thời điểm của bài viết này, Bitcoin chỉ mới xuất hiện được hơn mười năm. Một số người lập luận rằng, các mô hình định giá trong dài hạn như Stock to Flow cần một bộ dữ liệu lớn hơn để có độ chính xác đáng tin cậy.



Share Tweet Send
0 Ý kiến
Loading...
You've successfully subscribed to Nami Today
Great! Next, complete checkout for full access to Nami Today
Welcome back! You've successfully signed in
Success! Your account is fully activated, you now have access to all content.