Phân tích dữ liệu On-chain (tuần 19/2022)

Phân tích dữ liệu On-chain (tuần 19/2022)

Giới đầu tư với kỳ vọng tăng giá chịu tổn thất đáng kể trong tuần qua khi giá điều chỉnh trở lại vùng $33,800, kéo theo khả năng sinh lợi đồng thời giảm 10%. Dấu hiệu suy yếu hiện rõ lên qua mảng ETF, nguồn cung stablecoin thu hẹp và sự cấp bách của nhà đầu tư trong việc gửi tiền vào các sàn giao dịch, chủ yếu để tránh bị thanh lý tài sản.

Tuần vừa qua có mức biến động đáng kể và hiển nhiên vẫn không tránh khỏi kịch bản giảm điểm, xuất phát từ thông tin vĩ mô tiêu cực về việc Cục Dự trữ Liên bang (FED) tăng thêm 0.5% lãi suất. Dù ban đầu phản ứng thấy được từ thị trường khá tích cực khi Bitcoin chạm mức ATH tuần vào thứ Tư (39,881$), động lực tích cực chỉ tồn tại trong thời gian ngắn. Hiện tượng bán tháo xuất hiện ngay vào ngày thứ Năm với mức giao dịch ghi nhận giảm -13.8%, kết phiên tuần ở 33,890$.

Trong bản báo cáo này, trước tiên chúng tôi sẽ xem xét trạng thái lợi nhuận thị trường cùng với các thay đổi so với “ngưỡng đau” được đề cập vào tuần trước. Từ đó, ta sẽ có một cái nhìn trực quan về các phản ứng của thị trường gần đây đối với sự suy yếu từ một số trường hợp cụ thể:

  • Giao dịch On-chain và mật độ dày đặc trong mempool.
  • Dòng tiền ra vào như một thước đo lượng vốn hiện hành.
  • Thị trường phái sinh và mức thanh lý tài sản để đánh giá rủi ro xóa nợ.
  • Dòng tiền chảy vào ETF ở Canada.
  • Nguồn cung stablecoin thu hẹp lần đầu tiên trong những năm gần đây.

Áp lực giảm điểm tồn đọng

Khi hành động giá Bitcoin tiệm cận vùng thấp hơn, những nhà đầu tư kỳ vọng vào một thị trường tăng điểm lại chịu nhiều tổn thất nghiêm trọng, tạo ra một vùng hỗ trợ mới kèm theo sự sụt giảm lợi nhuận. Thị trường Bitcoin hiện giao dịch ở mức thấp hơn -49.5% so với điểm ATH của tháng 11.

Mặc dù đợt sụt giảm này tương đối mạnh nhưng so với vùng thấp của các thị trường Bear market trước đây thì lại khá khiêm tốn. Thời điểm tháng 7/2021 ghi nhận mức giảm -54.2% và thậm chí giai đoạn 2015, 2018 và tháng 3/2020 còn ghi nhận vùng thấp hơn hẳn từ -77.2% đến -85.5% so với ATH.

Trong bản báo cáo trước, chúng tôi có đề cập đến trường hợp sụt giảm thêm 10% lợi nhuận tổng thể (sụt giảm về địa chỉ, thực thể hay nguồn cung lợi nhuận). Ước tính rằng giá cần thâm hụt xuống khoảng $33,600 để chạm được “ngưỡng đau" tương tự như các thị trường Bear market trước đây khi lợi nhuận tổng thể ghi nhận giảm xuống còn 60%.

Khi giá hồi về mốc $33,800, kịch bản trên dường như đã xảy ra với việc thêm 10% mạng Bitcoin rơi vào vị thế thua lỗ tạm tính. Các chỉ báo đều thể hiện mức giảm từ 72% xuống khoảng 60-62% lợi nhuận. Đáng chú ý, mức này trùng hợp với lợi nhuận ghi nhận trong giai đoạn giảm điểm cuối năm 2018 và năm 2019-2020. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng hai trường trên đều xảy ra trước đợt bán tháo.

Như vậy, đây là thời kỳ đánh dấu bước ngoặt của thị trường kèm theo các rủi ro tiềm ẩn.

Do ba chỉ số này có xu hướng thay đổi song song, chúng tôi có thể tính toán một sự thay đổi đơn giản trong lợi nhuận mạng trung bình trong 30 ngày. Điều này cung cấp dấu hiệu về tốc độ thay đổi trong 'căng thẳng tài chính' đối với các nhà đầu tư Bitcoin. Trong tháng trước, tỷ lệ mạng Bitcoin rơi vào tình trạng thua lỗ tạm tính trung bình là 15,5%.

Đợt sụt giảm lợi nhuận nghiêm trọng này là lần xảy ra thứ 4 trong vòng 3 năm qua. Con số này được so sánh với tháng 7 và tháng 12 năm 2021, cả hai đều chứng kiến khả năng sinh lời giảm từ -18.1% xuống -19.1%. Tháng 3/2020 vẫn là tháng có mức giảm điểm kỷ lục, với -35.4% mạng Bitcoin rơi vào thua lỗ chỉ trong vài ngày.

Phản ứng On-chain

Thị trường bitcoin ngày càng trở nên năng động trong những năm gần đây, với việc phân tích tổng thể cần yêu cầu cái nhìn trực quan về chuyển động On-chain, khối lượng từ sàn giao dịch, các phương tiện đầu tư off-chain (ví dụ: ETF, ETP), thị trường phái sinh và stablecoin. Với suy nghĩ này, bây giờ chúng tôi sẽ đánh giá phản ứng của thị trường trên các lĩnh vực khác nhau.

Chỉ báo xu hướng tích lũy Bitcoin chứng kiến một tháng khá êm đềm, trả về giá trị dưới 0.2 kể từ giữa tháng Tư. Điều này thường báo hiệu hành vi phân phối nhiều hơn và ít tích lũy hơn, đồng thời trùng hợp với giá thị trường suy yếu..

Chúng ta có thể thấy điều này rõ hơn từ các địa chỉ ví từ quy mô nhỏ đến lớn khi giá trị tích luỹ On-chain ghi nhận được cho thấy đã giảm đi đáng kể. Các thực thể lớn có số dư >10k là lực lượng phân phối chính trong vài tuần qua. Các nhà đầu tư với quy mô nhỏ hơn (<1BTC) lại là nhóm tích lũy nhiều nhất nhưng giá trị thu được lại tương đối thấp hơn so với thời điểm tháng Hai và Ba.

Xuyên suốt thời gian thị trường biến động mạnh, ta có thể thấy một loạt các giao dịch hoảng loạn xảy ra đối với Bitcoin, khi các nhà đầu tư tìm cách giảm thiểu rủi ro, bán hoặc tái thế chấp các vị thế ký quỹ của họ. Đợt bán tháo tuần qua diễn ra cho thấy hơn 42,800 giao dịch đã được vào mempool Bitcoin. Đây là mức ghi nhận cao nhất kể từ tháng 10/2021 (từ thời điểm bắt đầu quan sát mempool).

Mật độ giao dịch dày đặc này càng được củng cố khi tổng giá trị phí On-chain đã đạt 3.07 BTC. Con số này cao hơn mức trung bình so với sự kiện hạ đòn bẩy vào ngày 4 tháng 12, khiến thị trường bốc hơi -34.5% trong một ngày và đây đồng thời cũng là giá trị lớn nhất được ghi nhận từ trước đến nay.

Tương tự với phí giao dịch On-chain tăng cao, dòng tiền ra vào thị trường cũng đã báo hiệu phần nào tâm lý lo lắng của nhà đầu tư, đạt giá trị cao thứ hai trong lịch sử. Điều này củng cố luận điểm rằng các nhà đầu tư Bitcoin đang tìm cách giảm thiểu rủi ro, bán, dùng tài sản thế chấp ký quỹ để tránh bị thanh lý tài sản.

15,2% của tất cả các khoản phí giao dịch trực tuyến đều liên quan đến dòng tiền gửi vào, cao hơn mức đỉnh của đợt tăng giá năm 2017 (12,1%) và chỉ vừa vượt qua đợt bán tháo tháng 5/2021 (16,8%) .

Mỗi ngày, một lượng lớn BTC chảy ra vào các sàn giao dịch. Dòng tiền trên 750 triệu USD (2 chiều tổng cộng 1.5 tỷ USD) là giới hạn điển hình cho chu kỳ 2021-2022.

Trong đợt bán tháo tuần này, hơn 3.15 tỷ USD đã được chuyển ra vào khỏi các sàn giao dịch, với xu hướng ròng đối với dòng vốn vào, chiếm 1,60 tỷ USD (50,8%). Đây là đỉnh cao nhất ghi nhận đưể từ tháng 10 đến tháng 11  năm ngoài và đồng thời tương đương với dòng tiền ra vào ở thời điểm tăng giá năm 2017.

Đánh giá phản hồi từ yếu tố ngoại cảnh

Như đã đề cập ở trên, thị trường Bitcoin hiện dao động mạnh dần lên, đòi hỏi phải có đào sâu thêm vào các thay đổi On-chain và Off-chain để hiểu được và phần nào dự đoán được hành động giá và tâm lý nhà đầu tư.

Trong hai năm qua, nhiều sản phẩm ETF được tung ra ngoài thị trường, với ba các sản phẩm trên được áp dụng ở các sàn giao dịch Canada. Dù dòng tiền ghi nhận chảy vào ngày càng tăng mạnh kể từ tháng 11, nhưng xu hướng này đã không thể tiếp diễn đà tăng và có dấu hiệu đảo ngược rõ rệt.

Đối với các thay đổi trong phạm vi 7 ngày, hơn 66,000 BTC bị rút ra đều đặn mỗi tuần, tương ứng với sự suy yếu giá gần đây.

Trong mảng phái sinh, Chỉ báo Open Interest không có biến động nào đáng chú ý trong tuần qua. Trước thời điểm Cục Dự trữ Liên bang thông báo về việc tăng lãi suất, khoảng 1 tỷ USD giá trị Open Interest đổ vào ký quỹ Bitcoin

Tuy nhiên, phần lớn đòn bẩy đã nhanh chóng bị đóng và tổng Open Interest ổn định dần sau đợt bán tháo vào thứ Năm, neo ở mức khoảng 14.3 tỷ USD.

Ta có thể dễ dàng nhận ra phản ứng nhanh chóng khi Cục Dự trữ Liên bang thông báo về việc thay đổi Open Interest 1-ngày. Open Interest ghi nhận tăng trưởng tổng cộng 30,400 BTC vào ngày 3 tháng 5 trước khi đóng cửa với giá trị 25,480 BTC ngay ngày hôm sau.

Mặc dù số liệu trên không nhỏ, nhưng nhìn chung vẫn tương đối nhỏ so với các sự kiện xả hàng lớn trong 12 tháng qua. Do đó, có vẻ như ít khả năng việc sử dụng đòn bẩy quá mức là yếu tố ảnh hưởng lớn đến hành động giá trong tuần qua.

Để củng cố cho luận điểm trên, ta có thể cân nhắc đến tổng số thanh khoản diễn ra trên thị trường kỳ hạn. Nói chung, đối với sự kiện thanh lý đòn bẩy ký quỹ, chúng tôi cho rằng lượng lớn các vị thế sẽ buộc phải đóng do áp lực thanh lý tài sản.

Tuy nhiên, trong tuần qua, tại đỉnh điểm của đợt bán tháo, giá trị tối đa ghi nhận được 135 triệu USD ký quỹ đã bị thanh lý. Con số này lại chiếm ít hơn 0.2% khối lượng giao dịch phái sinh. . Đúng như dự đoán, các vị thế dài hạn phải gánh chịu thiệt hại nặng nề, với tỷ lệ 61.5% trong tổng số các vị thế đã bị thanh lý. Nhìn chung, có vẻ như phần lớn sự yếu kém gần đây trong hành động giá đến từ tâm lý bất ổn của nhà đầu tư , dòng vốn suy yếu và mong muốn giảm thiểu rủi ro, hơn là do áp lực thanh lý ký quỹ.

Cuối cùng, thước đo cho dòng vốn hiện hữu chảy vào thị trường có thể quan sát thông qua stablecoin. Stablecoin là một trong những lĩnh vực chính của sự tăng trưởng bùng nổ trong ngành trong vài năm qua và đồng thời là phương tiện chính hỗ trợ dòng vốn vào và ra.

Kể từ đợt bán tháo tháng 3 năm 2020, tổng nguồn cung của các stablecoin chính (USDT, USDC, BUSD và DAI) đã tăng từ 5.33 tỷ USD lên hơn 158.25 tỷ USD. Đây là mức tăng trưởng đáng kinh ngạc 2,866% chỉ trong hơn hai năm. USDT vẫn là tài sản chi phối, chiếm 52,6% trong tổng số các nguồn cung chính, và theo sau là USDC với 30,8% thị phần.

Tuy nhiên, kể từ đầu tháng 4, tổng nguồn cung stablecoin đã giảm xuống và hiện đạt mức 3.285 tỷ USD, xuất phát từ nguồn cung ATH 161.53 tỷ USD. Phần lớn việc mua lại stablecoin đang được thúc đẩy bởi USDC, vốn đã giảm 4.77 tỷ USD kể từ đầu tháng 3. Mặt khác, USDT đã chứng kiến nguồn cung tiếp tục mở rộng, tăng 2.50 tỷ USD so với cùng kỳ.

Biểu đồ bên dưới cho thấy các thay đổi trong 30 ngày đối với tổng nguồn cung stablecoin (màu xanh lam) cùng với sự hỗ trợ của USDC (màu đỏ).

Có thể thấy rằng kể từ tháng 5 năm 2021, USDC đã đóng góp lớn vào tăng trưởng tổng nguồn cung stablecoin. Chúng ta cũng có thể coi sự sụt giảm nguồn cung stablecoin gần đây này là một sự kiện hiếm hoi, với sự suy giảm tổng nguồn cung đạt tốc độ - 2.9 tỷ USD mỗi tháng. USDC là tài sản stablecoin chính đang được mua lại và điều này báo hiệu một mức độ dòng vốn ròng đang xuất hiện trên thị trường.

Nhìn chung, có một số tín hiệu về sự suy yếu ròng khi nhiều trong số đó chỉ ra rằng tâm lý chấp nhận rủi ro vẫn là yếu tố cốt lõi ảnh hưởng đến thị trường tại thời điểm này.

Tổng kết

Trong bối cảnh thị trường Bitcoin đang trên đà phát triển và việc các tổ chức lớn đặt sự quan tâm nhất đinh đến, hiển nhiên thị trường sẽ phản ứng rõ rệt hơn với các cú sốc kinh tế vĩ mô về chính sách thắt chặt tiền tệ. Thị trường dần trở nên khó lường trước các thông báo của Cục Dự trữ Liên bang về các đợt tăng lãi suất tiếp theo, khiến thanh khoản càng khan hiếm hơn.

Bằng cách xem xét thị trường một cách toàn diện từ phản ứng On-chain và Off-chain, có vẻ sự suy yếu này diễn ra hầu hết mọi lĩnh vực nhưng chủ yếu xuất phát từ tâm lý bất ổn của nhà đầu tư chứ không phải do áp lực thanh lý ký quỹ.  Hơn nữa, sự thu hẹp đáng kể trong nguồn cung stablecoin, đặc biệt là USDC, cho thấy dòng vốn ròng đang rút khỏi thị trường. Điều này đồng thời củng cố cho nghiên cứu của chúng tôi gần đây khi lợi suất khả dụng giảm xuống còn 2-3%.

Bitcoin vẫn có mối tương quan cao với các điều kiện kinh tế hiện hành, điều này phần nào dự đoán được con đường phát triển tương đối nhọc nhằn, ít nhất là vào thời điểm hiện nay.


Share Tweet Send
0 Ý kiến
Loading...
You've successfully subscribed to Nami Today
Great! Next, complete checkout for full access to Nami Today
Welcome back! You've successfully signed in
Success! Your account is fully activated, you now have access to all content.