Phân tích dữ liệu On-chain (Tuần 14/2022)

Phân tích dữ liệu On-chain (Tuần 14/2022)

Khi Bitcoin thứ 19 triệu được khai thác, một số nhà đầu tư lớn đã bắt đầu xem xét Bitcoin như là tài sản thế chấp sơ khai. Shrimps và Whales đang dẫn đầu lượng tiền tích lũy, cùng với Luna Foundation Guard - Quỹ đã thêm hơn 21,000 BTC vào danh mục của họ chỉ trong chín ngày.

Đây là một tuần đầy biến động đối với thị trường Bitcoin khi lần lượt chứng kiến các quỹ đầu tư lớn như MacroStrategy và Luna Foundation Guard cống bố về các giao dịch mua Bitcoin. Với biểu cung được xác định cũng như chỉ số Hard-Cap giới hạn về nguồn cung của Bitcoin đang tiến dần tới vùng mới đã chứng tỏ Bitcoin được thị trường coi là một loại tài sản thế chấp cơ bản.

Giá Bitcoin tuần này dao động quanh vùng $44,427 đến $48,083.

Mức độ nhận thức về việc coi Bitcoin như một loại tài sản thế chấp tài chính hiện đang là một xu hướng mới và tiếp lan rộng sang các đối tượng trên nhiều tình huống sử dụng khác nhau. Luna Foundation Guard là một trong các người sở hữu chiếm phần lớn lượng mua trong tuần vừa qua, điều này phục vụ mục đích tích luỹ BTC như một công cụ thuật toán phục vụ Stablecoin UST. Bên cạnh đó, dòng tiền đổ vào WBTC, ETFs cũng như mức độ tích luỹ nói chung trên On-chain đã diễn ra khá sôi nổi, đặc biệt là sau mức giá thấp được thiết lập vào 22.01.

Báo cáo này cung cấp một loạt sự sụt giảm nguồn cung chính của Bitcoin và mô tả hành vi tích lũy trong những tuần gần đây. Quá trình tích lũy đang được thúc đẩy bởi cả Shrimps  (dưới 1 BTC) và Whales (trên 1,000 BTC), cùng với các tổ chức, quỹ đầu tư khác

Tiêu điểm chính:

  • Các sàn giao dịch tiếp tục chứng kiến lượng dòng tiền ròng đổ vào lớn, với số dư chạm mức thấp trong nhiều năm. Lượng BTC đang rút ra khỏi các sàn giao dịch với tốc độ hơn 96,000 BTC mỗi tháng, báo hiệu sự tích lũy mạnh mẽ trong lịch sử đang diễn ra.
  • Shrimps (<1 BTC) và Whales (>1k BTC) tăng cường tích lũy góp phần đáng kể vào sự ổn định trong những tuần gần đây.
  • Việc tích lũy quy mô lớn của Luna Foundation Guard diễn ra cùng với sự gia tăng tổng số xấp xỉ 21,163 BTC trong 9 ngày qua. Ngoài ra, tổng nguồn cung Bitcoin được chuyển đổi trên Ethereum (WBTC) đã tăng 12,500 BTC cho thấy nhu cầu tăng liên tục trong việc sở hữu BTC nhằm làm tài sản thế chấp đối với các sản phẩm DeFi.
  • Các Coin tiếp tục được rót vào các sản phẩm thuộc Bitcoin ETF. Mức tăng trưởng trên tổng lượng Coin nắm giữ lên đến 10%, bất chấp mọi rủi ro vĩ mô về tình hình chính trị.

Cột mốc quan trọng: Bitcoin thứ 19 triệu được khai thác

Tuần qua, Bitcoin thứ 19 triệu đã chính thức được khai thác, hiện chỉ còn lại chưa tới 9.52% trên tổng 21 triệu Coin được khai thác trong 118 năm tới. Với lượng phát hành 918 BTC mỗi ngày, tổng nguồn cung BTC hiện tại đã xấp xỉ 19 triệu BTC.

Tuần tích luỹ kỷ lục

Như đã đề cập ở trên, đây là một tuần đặc biệt quan trọng trong xu hướng tích lũy BTC, đối với cả nhà đầu tư nhỏ và cả thị trường rộng lớn hơn thêm vào ví dự trữ của họ.

Thông qua chỉ số trọng điểm về xu hướng tích luỹ  (The Accumulation Trend Score) - một công cụ tiên tiến nhằm theo dõi sự thay đổi trên các Chain của thị trường, các giá trị gần màu tím cho thấy Whales và một lượng lớn nhà đầu tư đang tích lũy dần BTC. Dòng tiền này đạt mức điểm 0.65, cho thấy thị trường có xu hướng tích lũy chung đang diễn ra.

Có thể thấy rằng dòng tiền rút ra từ các Sàn tăng mạnh, đạt mốc 96,200 BTC/tháng. Một sự chuyển đổi mạnh mẽ từ  dòng vốn đi vào (màu xanh lá cây), sang dòng vốn đi ra (màu đỏ), cho thấy một xu hướng mới đã bắt đầu ngay sau sự sụp đổ thị trường tháng 3 năm 2020.

Cường độ rút BTC tăng cao dẫn đến tổng số dư BTC trên các Sàn giao dịch giảm xuống mức thấp nhất trong lịch sử. Tính riêng trong tháng 03/2022, hơn 96,000 BTC đã được rút ra khỏi các Sàn, con số này ngang với dữ liệu ghi nhận vào tháng 08/2018.

Phân tích sâu hơn vào các sàn cụ thể, có thể thấy phần lớn dòng tiền rút ra đến từ các sàn giao dịch lớn trong thị trường tiền điện tử như Coinbase, Binance, Gemini, Kraken, Bittrex, Bitstamp - tất cả đều ghi nhận mức rút ròng đáng kể từ cuối năm. Cụ thể, sàn Binance - một sàn với tổng số dư ghi nhận bùng nổ cao nhất trong năm 2021, đã chứng kiến hơn 20,8 nghìn BTC được rút ra trong 2 tuần qua

Vậy ai đứng sau xu hướng tích lũy?

Sau khi xác định một xu hướng tích lũy chung đang diễn ra, chúng ta có thể xác định các nhà đầu tư nào hiện đang tham gia khi số dư tích lũy tiếp tục tăng. Nguồn cung này đại diện cho các Coin được giữ trong các địa chỉ có nhiều hơn một khoản tiền được nạp vào và không có lịch sử chi tiêu. Số liệu này không bao gồm các sàn giao dịch và thợ đào, nhưng sẽ bao gồm các thực thể lớn như người giám sát, LFG và MacroStrategy.

Tổng số dư được nắm giữ trong Ví tích lũy (Accumulation Addresses) đã tăng 217,000 BTC trong bốn tháng qua, được thống kê kể từ sự kiện giảm giá thị trường vào ngày 4 tháng 12. Điều này thể hiện tốc độ tăng trưởng 1,800 BTC / ngày, gấp đôi lượng phát hành hàng ngày của các thợ đào. Lưu ý, điều này cũng phá vỡ xu hướng đi ngang nói chung được thiết lập từ hết năm 2021.

Tiếp đó, xem xét các tài khoản On-chain có số dư nhỏ hơn 1 BTC, thường được gọi là Shrimp Bitcoin. Nhóm nhà đầu tư này có nhiều khả năng chỉ ở cấp độ bán lẻ, hoặc cá nhân, và đã tích lũy tích cực lớn kể từ khi mức giá được thiết lập vào ngày 22 tháng 1. Trong suốt xấp xỉ 2 tháng qua, Shrimp Bitcoin đã tích lũy được 0.579% nguồn cung lưu hành, gấp 1.7 lần so với lượng khai thác trong cùng thời gian.

Bitcoin Shrimp hiện đang nắm giữ 14.256% tổng nguồn cung Coin ( điều này không bao gồm bất kỳ nguồn cung nào được nắm giữ bởi các sàn giao dịch, đại diện cho hàng ngàn đến hàng triệu khách hàng cấp bán lẻ).

Xem xét đến nguồn cung trung bình được nắm giữ bởi những nhà đầu tư Bitcoin có khối tài sản lớn từ  100 đến 10,000 BTC (Sharks đến Whales). Kể từ tháng 8 năm 2021, khối lượng BTC trung bình được giữ ở mỗi ví theo nhóm này đã đạt mức cao từ 570 đến 585 BTC cho mỗi địa chỉ. Điều này dẫn đến một vấn đề rằng nhóm ví này đang đóng góp ít nhất cho xu hướng tích lũy hiện tại.

Cuối cùng, xu hướng được củng cố qua điều chỉnh các chỉ số bằng cách xem xét một vài số liệu chưa được phát hành từ Glassnode Engine Room, chia nhỏ các chỉ số Accumulation Trend Score  thành các nhóm ví. Chúng ta có thể thấy rằng, những nhà đầu tư nhỏ lẻ (dưới 100 BTC) đã và đang gom mạnh từ cuối tháng 01, với số dư dưới 1 BTC trở thành điểm tích đậm nhất (vùng xanh).

Nhóm ví BTC 100-1,000 đã đóng góp ít nhất cho sự tích lũy tổng thể (vùng đỏ), trong khi nhóm Whale (>1,000 BTC) đã bắt đầu tích lũy nhiều hơn trong hai tuần qua. Điều này bao gồm các yếu tố  như LFG, mà chúng tôi sẽ khám phá thêm trong phần tiếp theo.

Nguồn cung chính của Bitcoin giảm sút

Một khối lượng lớn BTC đang được tích lũy bởi các tài khoản Whales (> 1,000 BTC) trong hai tuần qua. Nổi bật nhất là Luna Foundation Guard với lượng tích lũy lên đến 30,727 BTC. Số dư LFG được quan sát trong chín ngày hiện đã tăng 21,163 BTC so với lượt mua ban đầu là 9,564 BTC, trị giá 358.6 triệu USD vào cuối tháng 1 . Tổng giá trị số dư của LFG hiện là hơn 1.4 tỷ USD.


Việc chuyển đổi Bitcoin thành một đồng Coin mới trên các Blockchain khác đang dần trở thành xu hướng trong những năm gần đây. Hơn 1.449% nguồn cung Bitcoin (275,236 BTC) hiện đang được giám sát bởi BitGo và được phát hành dưới dạng phiên bản token hóa WBTC trên Blockchain Ethereum.

Kể từ khi thị trường giảm vào ngày 22 tháng 1, nguồn cung WBTC đã tăng thêm

12,500 BTC cho thấy nhu cầu về tài sản thế chấp Bitcoin trong DeFi ngày càng tăng bất chấp điều kiện vĩ mô và địa chính trị hỗn loạn.

Các quỹ ETF của Canada đã có những dòng vốn nổi bật trong đó phần lớn dòng vốn được đổ vào Purpose ETF. Với lượng vốn ròng là 5,521 BTC kể từ mức giá ngày 22 tháng 1, Purpose Bitcoin ETF hiện đang nắm giữ 35,000 BTC. Tổng lượng BTC nắm giữ hiện tại có mức tăng trưởng ròng là 18.7%, giữa sự căng thẳng địa chính trị và cơn bão vĩ mô. Purpose Bitcoin ETF hiện có 1.627 tỷ USD tài sản được ghi nhận trong ví sở hữu.

Tóm lại, tổng lượng nắm giữ của tất cả các sản phẩm ETF từ Canada đã tăng 6,594 BTC kể từ cuối tháng 1, đạt mức ATH với hơn 69,000 BTC (0.36% nguồn cung lưu hành).

Thật ấn tượng khi quan sát dòng tiền mạnh mẽ đến từ các sàn giao dịch (vị thế spot)), cũng như dòng vốn vào cả các sản phẩm ETF, ứng dụng DeFi và ví tích lũy On-chain, bất chấp nhiều biến động kinh tế vĩ mô và địa chính trị trong những tháng gần đây.

Tổng kết

Tuần vừa qua, thị trường Bitcoin đã chứng kiến lượng tích lũy mạnh mẽ trong lịch sử , và nhân tố chính liên quan đến sự kiện này là sự tham gia giữa các tổ chức lớn tiến hành gom tích cực ở vùng giá hiện tại. Những nhà đầu tư dưới dạng Shrimp và Whales cùng một số người mua công khai lớn như LFG và MacroStrategy lựa chọn tập trung vào Bitcoin như tài sản thế chấp.

Sự gia tăng chung về nhu cầu nắm giữ Bitcoin trên các sản phẩm ETF có sẵn ở Canada bất chấp nhiều trở ngại như xung đột ở Ukraine, giá hàng hóa tăng và thiếu hụt, và thắt chặt về mặt tiền tệ.

Nhìn chung, thị trường dường như đang xem Bitcoin và vai trò của Bitcoin trong nền kinh tế tương lai với cái nhìn lạc quan và tiềm năng. Điều này được phản ánh rõ trong xu hướng của dòng tiền qua việc  tự quản lý hoặc được hỗ trợ từ các sàn giao dịch bắt đầu ngay sau cuộc khủng hoảng về mặt thanh khoản tháng 3 năm 2020.

Với đồng Coin thứ 19 triệu đã được khai thác và tích lũy, tính chất khan hiếm và nguyên sơ của Bitcoin sẽ dần giúp nó trở thành một tài sản thế chấp trong tương lai gần.


Share Tweet Send
0 Ý kiến
Loading...
You've successfully subscribed to Nami Today
Great! Next, complete checkout for full access to Nami Today
Welcome back! You've successfully signed in
Success! Your account is fully activated, you now have access to all content.