ĐỘNG LỰC PHỤC HỒI YẾU DẦN
Trong tuần qua, thị trường Bitcoin dần phục hồi sau khi bứt phá khỏi vùng cản giá mạnh. Hành động giá này chứng tỏ thị trường đang vật lộn để tìm kiếm động lực nhằm hỗ trợ đà tăng bền vững. Bên cạnh đó, chúng ta đang cho thấy dấu hiệu một lượng nhỏ chốt lời của các nhà đầu tư.
Trong tuần qua, thị trường BTC ghi nhận số lượng giao dịch khá thấp, kèm với mức ATH tuần đạt $47.102 và mức ATL ở mức $42.183. Nguyên do cho việc tăng trưởng bị kìm hãm lại đến từ đợt bứt phá cản không có quá nhiều động lực. Dựa trên các chỉ báo On-chain và xu hướng chi tiêu, nhà đầu tư đang có dấu hiệu bắt đầu chốt lời và vẫn chưa có sức mua tiềm năng nào đủ thuyết phục để hỗ trợ đà tăng của thị trường trong thời gian tới.
Trong bản báo cáo này, chúng ta sẽ tìm hiểu điều gì đã tác động đến sự đợt phục hồi của thị trường cũng như các hoạt động On-chain kèm khả năng sinh lời để từ đó làm thước đo cho sự tăng trưởng và phát triển của BTC. Ngoài ra, bài viết này còn cung cấp thông tin về tình hình chi phí giao dịch BTC cũng như phần thưởng mỗi khối hiện đang mức thấp nhất trong khi nhu cầu Đào vẫn đang tạo ATH.
Tiêu điểm chính
- Thị trường trên đà phục hồi và đang chật vật duy trì động lực tăng giá
- Hoạt động On-chain chưa sôi nổi thông qua các chỉ số tăng trưởng kém đền từ người dùng, nhu cầu sử dụng duy trì mức tối thiểu. HODLer vẫn đang thống trị thị trường
- Xu hướng chi tiêu cho thấy các nhà đầu tư dường như đang ở vị thế đạt lợi nhuận thay vì thua lỗ như trước đây. 58% lượng giao dịch hiện đang có lãi
- Phí giao dịch Bitcoin hiện đang ở gần mức ATL khi gánh chịu các áp lực bao gồm việc áp dụng SegWit, lô giao dịch và sự thiếu hụt nhu cầu sử dụng không gian khối Bitcoin
- Doanh thu đến từ việc khai thác USD đã tăng 150% sau sự kiện giảm phần thưởng đào (Halving), và tốc độ băm (Hash rate) cũng như độ phức tạp trên giao thức đều đang tăng cao.
Hoạt động On-chain mờ nhạt
Hoạt động On-chain bao gồm các công cụ, chỉ báo theo dõi tính chất chu kỳ Bitcoin bằng cách sử dụng không gian khối. Các chỉ số có thể kể đến như địa chỉ ví hoạt động (UAW - Unique Active Wallet), số lượng giao dịch, tình trạng tắc nghẽn Mempool và các chi phí phải trả.
Trong các chỉ số trên, khó có thể xác định người dùng hiện đang thật sự phục hồi hay đang tăng trưởng mạnh mẽ. Số lượng người dùng hoạt động On-chain (tương tự như người dùng hoạt động hàng ngày - DAU) vẫn đang chịu áp lực từ Bear market xuyên suốt sáu năm qua. Điều này cho thấy rằng số lượng địa chỉ hoạt động (active entity) hiện tại là 296.000 mỗi ngày và việc mở rộng bền vững cao hơn sẽ mang thiên hướng xây dựng nhiều hơn.
Số lượng giao dịch On-chain tương đối mờ nhạt với mức khoảng 225.000 mỗi ngày, tương tự như trong Bear market năm 2019. Cũng như với số lượng người hoạt động, chỉ số này đã phục hồi ở mức thấp nhất kể từ đợt giảm vào tháng 05-07.2021, nhưng khác xa với chu kỳ được quan sát trong thị trường tăng giá (hiển thị bằng màu xanh lá)
Điểm chung khá thú vị là trong phạm vi dài hạn, cả hai chỉ số hoạt động On-chain tiếp tục tăng ngay cả trong thị trường giá xuống. Điều này thể hiện sự phát triển bền bỉ của HODLer, những người được coi là nhà đầu tư ít nhạy cảm về giá và đồng thời là những người sử dụng, tích lũy Bitcoin tích cực bất kể điều kiện thị trường.
Nhu cầu sử dụng không gian khối Bitcoin hiện tương đối thấp, dẫn đến các hoạt động giao dịch On-chain không gặp tình trạng nghẽn mạng, đồng nghĩa tổng phí giao dịch cũng giảm xuống đáng kể. Tổng phí giao dịch trả cho các thợ đào Bitcoin chứng kiến sự sụt giảm lớn tiệm cận mức thấp nhất kể từ tháng 5, sự phục hồi trong hoạt động On-chain hiện tương đối mờ nhạt.
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự tắc nghẽn mạng và mức phí giao dịch, bao gồm việc áp dụng các bản nâng cấp SegWit và lô giao dịch. Biểu đồ dưới đây cho thấy tính từ tháng 06.2021, khi ngày càng có nhiều ví và sàn giao dịch triển khai công nghệ sử dụng SegWit.
Đối với tình hình thị trường hiện tại, đây là một trong những yếu tố góp phần khiến phí giảm xuống, đúng như những gì Alex Thorn (Galaxy Digital) đề cập trong chủ đề này. Tuy nhiên, với nhu cầu thấp về khai thác không gian khối Bitcoin cũng như hoạt động On-chain không mấy tích cực xuất phát từ thị trường giảm sút trong tuần qua chính là một trong những yếu tố chính dẫn đến phí giao dịch thấp.
Nhu cầu khai thác đạt ATH
Mặc cho phí giao dịch tiệm cận vùng thấp nhất, mức độ cạnh tranh của thợ Đào vẫn không có dấu hiệu hạ nhiệt. Tỷ lệ khai thác hiện tiệm cận vùng ATH, với mỗi khối Bitcoin yêu cầu 122,78 Zettahashes.
Điều này có thể hình dung với việc mỗi 7,938 tỷ người trên trái đất đoán một mã băm SHA256 (Hash) thì cần 15,5 nghìn tỷ lần để giải quyết một khối Bitcoin cứ sau mỗi 10 phút.
Tỷ lệ băm (Hash-rate) ước tính nằm trong khoảng 190-215 Exahash mỗi giây, cao hơn khoảng 20% so với ATH trước đó được đặt ra ngay trước khi lệnh cấm khai thác được ban hành ở Trung Quốc vào tháng 5 năm ngoái. Tỷ lệ băm tiếp tục tăng cao hơn kể từ tháng 6 năm ngoái, với sự tăng trưởng không bị gián đoạn bởi thị trưởng giảm giá gần đây, cũng như tình hình chính trị căng thẳng ở thời điểm hiện tại
Sự cạnh tranh trong việc khai thác Bitcoin luôn khốc liệt khi các thợ đào ăn chênh lệch tỷ giá năng lượng tiêu hao/BTC, họ liên tục tìm các nguồn trợ cấp vốn và năng lượng rẻ nhất hiện có. Vì vậy, tác động ASIC khiến số lượng giàn khoan đồng nghĩa lợi nhuận thợ đào sẽ giảm dần trong dài hạn. Biểu đồ dưới đây cho thấy bối cảnh dài hạn về doanh thu thợ đào Bitcoin.
Bất chấp sự cạnh tranh gay gắt cũng như doanh thu từ việc khai thác BTC giảm dần trong dài hạn, với dữ liệu biểu đồ dưới đây, cho thấy doanh thu khai thác ghi nhận cao hơn 150% sau sự kiện Halving vào tháng 05.2020. Các công ty khai thác hiện kiếm khoảng $207.000 cho mỗi Exahash. Đồng thời, đây cũng là mức doanh thu cao hơn 40% so với đợt Bear market năm 2018. Vào thời điểm đó, giá dao động từ $3.000 đến $4.000 với phần thưởng khai thác gấp đôi so với thời điểm hiện tại.
Khả năng sinh lời
Dựa trên lợi nhuận của BTC, ta đánh giá được rủi ro mà bên bán có thể gặp phải và báo hiệu thị trường trang trong giai đoạn HODLing hay đang chốt lời.
Biểu đồ dưới đây cho thấy tỷ trọng thị trường đang ở vị thế thua lỗ. Để đo được khả năng sinh lời chung, ta cần nhắc đến ba yếu tố: tỷ trọng địa chỉ nắm giữ BTC có lãi (đường hồng), tỷ trọng các Entity nắm BTC có lãi (đường xanh lá) và tỷ trọng nguồn cung BTC có lãi (đường xanh lam). Thị trường giảm giá hiện tại chưa thật sự quá nghiêm trọng như các giai đoạn, các chu kỳ trước đó bởi 25% đến 30% khoảng thua lỗ trên thị trường chưa được hiện thực hoá. Tuy vậy, vẫn phải xem liệu lực cung có tiếp tục khiến thị trường giảm điểm, kéo theo các khoản thiệt hại chưa hiện thực hóa mất kiên nhẫn hay không.
Một điểm cần lưu ý các đồng tiền và UTXO sau cùng sẽ biến động với mức định giá rẻ hơn, củng cố xu hướng tăng dài hạn.
Người nắm giữ Bitcoin dài hạn (LTH) hiện đang nắm giữ 13,66% nguồn cung và đang ở mức lỗ tạm tính, số lượng gần bằng với lượng bên bán mà họ đã áp dụng trong thị trường tăng giá 2020-21. Các coin/token LTH ghi nhận khả năng chi tiêu và bán ở mức thấp dựa trên dữ liệu thống kê, và có thể thấy vào năm 2018 và tháng 3 năm 2020, chúng đã phải trải qua những khoản lỗ sâu hơn nhiều so với trước đó.
Những người nắm giữ ngắn hạn (STH) sở hữu ít tài sản hơn nhiều so với LTH (18,74% nguồn cung), tuy nhiên nhóm này đã chứng kiến sự tăng vọt về lợi nhuận vào cuối năm. Khi thị trường xanh phá vỡ các mốc kháng cự, nhà đầu tư đã gom từ $33.000 - $42.000, hiện đã là lợi nhuận tạm tính, chứng tỏ họ đã nhìn thấy giá trị trong phạm vi giá đó.
Tuy nhiên, thị trường đã chứng kiến tỉ lệ chốt lời tăng và khả năng thiệt hại giảm trong đợt phục hồi này. Các khoản lỗ được thực hiện hàng ngày đã giảm từ ~20.000 BTC/ngày ở mức thấp nhất vào tháng 1, xuống còn khoảng 8.300 BTC/ngày vào ngày hôm nay. Các khoảng thời gian có mức lỗ cao và kéo dài là điển hình của Bear market và thị trường đã ghi nhận mức lỗ hơn 8.300 BTC mỗi ngày kể từ cuối tháng 11.
Ngoài việc các giá trị đồng tiền đang sụt giảm, thị trường đã chứng kiến khoảng 13.300 BTC lợi nhuận nhận được mỗi ngày kể từ giữa tháng Hai. Việc các khoản lợi nhuận đã thực hiên cao là dấu hiệu điển hình của điều kiện tăng giá, trong đó một lượng lớn nhu cầu sở hữu BTC có khả năng hấp thụ nguồn cung và đẩy thị trường lên cao hơn.
Và cuối cùng, chúng ta có thể thấy rằng chỉ số lợi nhuận thực tính dựa trên khối lượng giao dịch đang chuyển sang xu hướng tích cực. Nói cách khác, 58% khối lượng giao dịch hiện đang có lợi nhuận, đây là sự thay đổi tốt từ xu hướng lỗ thực tính kể từ tháng 12.
Việc lỗ thực là dấu hiệu của Bear market và sự đảo ngược sang các khoản lãi thực có thể báo hiệu rằng tâm lý đang thay đổi và nhu cầu sở hữu đang dần hấp thụ từ bên bán. Tuy nhiên, do giá tiếp tục giằng co, điều đó cho thấy lực cầu vẫn còn hơi mờ nhạt và các nhà đầu tư đang chốt lời từ bất kỳ dấu hiệu thị trường nào.
Tổng kết
Thị trường Bitcoin đã phục hồi trong tuần qua sau khi bứt phá vùng giá cứng ghi nhận trong quá khứ. Giá cho đến nay đã phải vật lộn để tìm kiếm động lực tăng bền vững và có dấu hiệu cho thấy một khối lượng chốt lời tương đối của các nhà đầu tư. Đặc biệt là trên các chỉ số hoạt động On-chain như số lượng giao dịch và người dùng đang hoạt động, sự phục hồi cho đến nay tương đối mờ nhạt và tiếp tục cho thấy Bitcoin là một thị trường bị thống trị bởi các HODLer, với rất ít nhà đầu tư mới tham gia.
Điều đó nói rằng, khả năng sinh lời của cả mạng lưới đã được cải thiện cho thấy sự tái tích lũy đáng kể đã diễn ra kể từ tháng Giêng. Lợi nhuận tổng hợp vẫn ở một vị trí tốt hơn nhiều so với các chu kỳ giảm trước đó.
Nhu cầu thấp đối với không gian khối Bitcoin thể hiện ở mức phí giao dịch tổng hợp thấp được trả cho các thợ đào và phần thưởng khối bằng BTC hiện tại gần mức thấp nhất mọi thời đại. Tuy nhiên, bất chấp điều này, sự cạnh tranh trong ngành khai thác Bitcoin đang thiết lập mức cao mới, với doanh thu của thợ đào USD tăng 150% kể từ sự kiện giảm phần thưởng khối và tỷ lệ băm hiện cao hơn 20% so với mức cao trước đó vào tháng 5/ 2021.