Phân tích dữ liệu On-chain (tuần 21/2022)

Phân tích dữ liệu On-chain (tuần 21/2022)

Áp lực giảm điểm dần

Hiệu suất giá trong 12 tháng qua tương đối mờ nhạt, làm giảm tốc độ CAGR trong dài hạn đối với Bitcoin và Ethereum. Điều này càng được củng cố bởi nhu cầu thấp dần cho hai loại tài sản trên, thể hiện thông qua lượng phí thu được trên toàn bộ hệ sinh thái.  

Sau sự kiện bán tháo vừa rồi cùng với sự sụp đổ nặng nề của LUNA và UST vào tuần trước, thị trường đã dần ổn định trở về mức cân bằng lại. Phạm vi biến động của Bitcoin khá chặt chẽ từ $28,713-$31,300.

Thị trường Bitcoin liên tục suy giảm trong tám tuần vừa qua với chuỗi nến đỏ tuần kéo dài nhất lịch sử. Tuần này, dựa vào biên lợi nhuận trên cơ sở ngắn hạn (hàng tháng) và dài hạn (4 năm) của Bitcoin và Ethereum, ta có thể thấy được mức độ biến động ghi nhận hiện tại khá lớn, góp phần thúc đẩy đà sụt giảm đáng kể trên toàn bộ loại tài sản nói chung.

Hơn nữa, dựa trên các dấu hiệu từ thị trường phái sinh, khả năng thị trường tiếp tục suy yếu khá cao, ít nhất là ba đến sáu tháng tới. Từ dữ liệu On-chain, nhu cầu sở hữu Ethereum và Bitcoin giảm về mức thấp nhất ghi nhận được trong nhiều năm, đồng thời tốc độ đốt ETH thông qua EIP1559 đang ở mức thấp nhất mọi thời đại.

Từ các yếu tố như hiệu suất tăng trưởng kém, định giá phái sinh tiêu cực và cả nhu cầu vơi dần đối với cả Bitcoin và Ethereum, ta có thể rút ra rằng khả năng lực cầu tiếp tục gặp trở ngại.

Lợi nhuận thu hồi từ BTC và ETH có tiếp tục giảm bớt ?

Có nhiều ý kiến cho rằng với việc định giá thị trường tăng cao, lợi nhuận dự kiến thu được của Bitcoin sẽ giảm đi đáng kể. Điều này phản ánh một số tiêu điểm:

  • Quy mô thị trường mở rộng đòi hỏi lượng vốn nhất định để thúc đẩy thị trường di chuyển theo hướng xác định.
  • Giới thiệu dòng vốn tổ chức, chiến lược giao dịch tiên tiến và cả các công cụ phái sinh nhằm kiểm soát rủi ro và hiểu được biến động từ thị trường.
  • Xác thực thông tin và đánh giá rủi ro tiềm ẩn, hiệu suất, các mối tương quan và hành vi thị trường.

Bitcoin có thời điểm giao dịch trong lịch sử chu kỳ tăng/giảm khoảng 4 năm, thường đi kèm với các sự kiện bay hơi đi một nửa giá trị. Biểu đồ dưới đây cho thấy Tỷ lệ tăng trưởng hàng năm tổng hợp 4 năm (CAGR) cho Bitcoin.

Quan sát từ độ nén lợi nhuận dài hạn, CAGR đã giảm từ 200% trong năm 2015 xuống dưới 50% hiện nay. Đặc biệt, đà suy giảm hiện rõ trong 4yr-CAGR sau đợt bán tháo tháng 5 năm 2021, đồng thời đây cũng được cho là là điểm khởi nguồn cho một xu hướng giảm điểm sắp tới.

Trong ngắn hạn, Lợi tức hàng tháng của Bitcoin khá nổi bật với hiệu suất âm 30%. Trên thực tế, Bitcoin bay hơi đi 1% giá trị thị trường mỗi ngày vào tháng trước.

Lợi tức ghi nhận kém hơn một chút so với giai đoạn trung bình 4 tháng 12, nhưng không quá nghiêm trọng so với giai đoạn tháng 5-7. Lợi nhuận mờ nhạt diễn ra không thường xuyên, dù vậy hầu như nó có mối tương quan chặt chẽ với các sự kiện giảm giá biến động cao như điểm bắt đầu hoặc kết thúc của một Bear market điển hình.

Chúng ta có thể thấy được lợi nhuận thu được từ BTC khá tương đồng với Ethereum, với hiệu suất kém hơn -34.9%. Điều này thể hiện mối tương quan chặt chẽ giữa hai loại tài sản trên, dù đặc tính cơ bản vẫn có những khác biệt nhất định.

Hơn nữa, bằng cách kết hợp chỉ bảo hiệu suất CAGR của Bitcoin và Ethereum, đặc biệt trong xu hướng giảm, ta có thể thấy được một số dấu hiệu thú vị. Trong giai đoạn thị trường không ổn định sau tháng 3 năm 2020 hay vào thời điểm đầu Bear market vào tháng 5 năm 2021, chỉ báo CAGR của hai loại tài sản trên có dấu hiệu hội tụ. Ethereum dường như cũng gánh phải áp lực lợi nhuận giảm dần theo thời gian.

ETH nhìn chung có hiệu suất hoạt động tốt hơn cả BTC trong các xu hướng tăng điểm, dù vậy, dấu hiệu phân kỳ trên đang yếu dần đi theo thời gian. Trong các xu hướng giảm giá, có thể thấy rằng CAGR của ETH thường có xu hướng kém hơn so với BTC.

Trong 12 tháng qua, CAGR 4 năm cho cả hai tài sản đã giảm từ khoảng 100%/năm xuống chỉ 36%/năm đối với BTC và 28%/năm đối với ETH, cho thấy mức độ nghiêm trọng của thị trường giảm giá hiện hành.

Bitcoin vẫn là tài sản kỹ thuật số lớn nhất theo định giá thị trường hiện tại, củng cố bởi hệ sinh thái ngày càng phát triển lớn mạnh ở Blockchain, Coins, Giao thức và token. Ethereum theo sau là tài sản nổi bật thứ hai, cho thấy tín hiệu chuyển hướng sự quan tâm của nhà đầu tư đối với thị trường.

Một công cụ phổ biến để theo dõi hiệu suất tương đối và vòng quay ngành là 'Bitcoin Dominance'. Biến thể dưới đây chỉ xem xét hiệu suất tương đối của Bitcoin và Ethereum Market Caps. Điều này cho thấy nỗ lực dùng chỉ báo ‘vòng quay ngành’ làm thước đo hiệu suất vốn hoá. Từ đây, ta có thể rút ra được một vài nhận định:

  • Dấu hiệu phân kỳ Dom BTC giảm (mũi tên xanh lá) thường báo hiệu một thị trường tăng giá giai đoạn đầu và giữa, khi khẩu vị của nhà đầu tư chấp nhận tỷ lệ rủi ro cao hơn.
  • Dấu hiệu phân kỳ Dom BTC tăng (mũi tên màu đỏ) thường báo hiệu một Bear market điển hình giai đoạn trước, nơi tỉ lệ chấp nhận rủi ro giảm sút và Bitcoin có xu hướng hoạt động tốt hơn

Chỉ báo phái sinh thể hiện xu hướng giảm giá tiếp diễn

Đối với thị trường phái sinh, có sự tương đồng nhất định giữa BTC và ETH, cụ thể là mức chênh lệch giá. Trong suốt chu kỳ 2020-22, lợi suất thu được từ hai loại tài sản cán mốc 3M, với rất ít giai đoạn phân kỳ. Điều này đồng thời cho thấy các nhà đầu tư đang nỗ lực tìm kiếm lợi nhuận ở bất kỳ kênh sẵn có mà đủ thanh khoản và khối lượng giao dịch.

Hiện tại, lợi suất cơ bản 3M là khoảng 3.1% cho cả hai tài sản, đây là mức cực kỳ thấp trong lịch sử. Tuy nhiên, mức này hiện cao hơn lợi tức kho bạc 10 năm của Hoa Kỳ là 2.78%, thu hút đáng kể lượng vốn mới gia nhập lại vào thị trường.

Từ đây, ta có thể nhận ra được rằng thị trường phái sinh hay quyền chọn tiếp tục gặp phải những thách thức nhất định, đặc biệt trong vòng ba đến sáu tháng tới. Mức biến động tăng vọt đáng kể vào tuần trước, ngay thời điểm bán tháo. Các mục giao tiền ngắn hạn có kỳ hạn IV tăng hơn gấp đôi, từ 50% lên 110%, trong khi mục IV kỳ hạn 6 tháng tăng lên 75%. Đây là mức đột phá cao hơn so với mức IV trong một thời gian dài.

Trước áp lực giảm điểm mạnh mẽ cùng với hiệu suất giá tương đối kém, không có gì ngạc nhiên khi thị trường đang đặt mối quan tâm nhất định đến quyền chọn Put. Tỷ lệ Put/Call của Open Interest tăng từ 50% lên 70% trong hai tuần qua, đặc biệt trong bối cảnh thị trường ưu tiên kiểm soát rủi ro.

Dựa vào dữ liệu Quý 2, chúng ta có thể thấy được tỉ lệ đặt Put chiếm ưu thế, với mức giá thực tế là $25,000, $20,000, $15,000. Ngoài ra, tỷ lệ đặt Call cũng thấp hơn đáng kể, với Open Interest chủ yếu tập trung xung quanh mức giá thực $40,000.

Điều này cho thấy rằng ít nhất là đến giữa năm, thị trường có xu hướng kiểm soát rủi ro và/hoặc chọn lựa phương thức bán khống.

Dù vậy, về mặt dài hạn, các hợp đồng phái sinh vào cuối năm mang tính xây dựng nhiều hơn. Phe Call option (mua) xoay quanh vùng giá thực $70,000 đến $100,000. Hơn nữa, mức giá Put option (bán) siết chặt ở mức $25,000 vào $30,000, vẫn cao hơn so với thời điểm giữa năm.

Xuất phát từ quyền chọn mở, có vẻ như thị trường phần nào không chắc chắn về kỳ hạn sắp tới (cụ thể là 2-3 tháng). Tuy nhiên, các nhà đầu cơ dường như đang tận dụng mức biến động thấp và đưa ra quan điểm mang tính xây dựng cho đến cuối năm.

On-chain Ghost-towns

Hoạt động On-chain của cả Bitcoin và Ethereum không mấy nổi trội. Nhu cầu sở hữu và sử dụng mạng tăng cao, biểu hiện qua việc tắc nghẽn mạng và phí giao dịch tăng vọt. Trong khi Bitcoin chứng kiến sự gia tăng gấp đôi trong tổng số phí phải trả vào tuần trước thời ký biến động, nó đã giảm khoảng 10-12 BTC mỗi ngày kể từ tháng 5 năm 2021.

Lưu ý rằng, chúng tôi đã đề cập đến nhiều nguyên do dẫn đến chế độ phí Bitcoin On-chain thấp trong Tuần 15, mặc dù việc thiếu nhu cầu về không gian khối vẫn là động lực chính.

Mặc dù có hệ sinh thái Blockchain phát triển, Ethereum cũng chứng kiến nhu cầu sử dụng cạn kiệt đáng kể. Bởi tính ứng dụng khá phổ biến về cả giao thức và token, giá gas trên Ethereum vẫn tiếp tục giảm, hiện chỉ còn 26.2 Gwei.

Ngoại trừ một vài đợt tăng đột biến trong thời gian khai thác NFT năng suất cao và đợt bán tháo vào tuần trước, phí gas Ethereum vẫn đang trong một cấu trúc giảm kể từ tháng 12. Phí gas trung bình ở mức thấp, trùng với mức thấp từ tháng 5 đến tháng 7 năm 2021 và giai đoạn không ổn định sau tháng 3 năm 2020.

Hiệu ứng đến từ đà suy giảm lượng sử dụng khối Ethereum là lượng ETH được đốt thông qua giao thức EIP1559 cũng suy giảm nhất định. Sau khi đạt mức ATH là 38,490 ETH/ngày được đốt để đúc NFT của Bored Ape Yacht Clube ‘Otherside', tỷ lệ đốt hiện hành đang trở về mức ATL.

Tuần này, 2,370 ETH đã được đốt, giảm đi 50% so với đầu tháng 5 với tỷ lệ đốt 18.4% nguồn cung được đúc (tức 81.6% ETH đã đúc đang được lưu hành). Trong khi việc đốt 18.4% có thể tăng lượng tiền đổ vào nguồn cung, nhu cầu sở hữu yếu đi sẽ là cơn gió ngược đối với giá.

Để củng cố cho luận điểm trên, ta có thể xem xét hoạt động On-chain liên quan đến các token DeFi phổ biến như AAVE, COMP, UNI và YFI. Biểu đồ dưới đây hiển thị số lượng địa chỉ ví đang hoạt động tương tác với các token này cũng như thanh khoản tính theo USD được chuyển trong mỗi địa chỉ ví. Đây là những số liệu và phép so sánh tương đối đơn giản, tuy nhiên, mối quan hệ với hiệu suất giá khá rõ ràng.

Những gì chúng tôi thấy là mối tương quan chặt chẽ giữa hoạt động On-chain và hiệu suất giá của token DeFi và hiện tại cả hai vẫn khá tẻ nhạt trên diện rộng. Hoạt động ghi nhận sự tăng nhẹ vào tuần trước, nhưng vẫn phải xem liệu đây có phải là sự đảo ngược xu hướng hay là chỉ đơn thuần diễn ra nhất thời.

Tổng kết

Bear market hiển nhiên gây thiệt hại đáng kể cho toàn bộ nhà đầu tư. Trước khi xác nhận được đáy bền vững, hành động giá thường trở nên khó đoán hơn bao giờ hết. Từ các phân tích bên trên, ta có thấy được các dấu hiệu giảm điểm càng được củng cố, xuất phát từ hiệu suất giá kém, lợi nhuận dài hạn giảm dần, áp lực định giá thị trường phái sinh trong thời gian gần và hoạt động On-chain mờ nhạt.

Phản ứng hiện rõ lên đối với cả Bitcoin và Ethereum, cho thấy nhu cầu sở hữu và sử dụng thấp hơn đáng kể so với thị trường tăng giá. Đối với token DeFi, các tín hiệu cho thấy dòng vốn đang đổ sang BTC vào thời điểm hiện tại, có lẽ xuất phát từ sự sụp đổ của LUNA và UST vào tuần trước. Sự luân chuyển như vậy khá phổ biến đối với một thị trường giảm điểm điển hình, khi các nhà đầu tư muốn hướng tới loại tài sản an toàn hơn.

Như đã nói, hiệu suất giá trong 12 tháng qua của ngành so với USD vẫn khá tiêu cực, đẩy áp lực không nhỏ cho lợi nhuận thu hồi dài hạn.

Tuy nhiên, Bear market luôn có cách kết thúc riêng của nó, có lẽ không phải lúc này. Dù vậy, như người ta vẫn nói, “Theo sau một Bear market là một Bull market".


Share Tweet Send
0 Ý kiến
Loading...
You've successfully subscribed to Nami Today
Great! Next, complete checkout for full access to Nami Today
Welcome back! You've successfully signed in
Success! Your account is fully activated, you now have access to all content.