NFT - Phù hợp với đại chúng hay chỉ là “sân chơi của người giàu?”.

NFT - Phù hợp với đại chúng hay chỉ là “sân chơi của người giàu?”.

Sau khi chứng kiến sự “trỗi dậy” của NFT trong suốt gần 1 năm qua, đã có bao giờ bạn tự hỏi: “Đây là gì? Tại sao NFT lại có giá trị lớn đến như vậy? Phải chăng chúng ta đang tri ân nghệ thuật hay vô tình sáng tạo ra chỗ cho những người giàu thể hiện?”.

Hãy cùng Nami Today tìm hiểu và đi sâu hơn về xu hướng nổi bật nhất trong thị trường tiền mã hóa thời gian qua nhé.

Bài viết có tham khảo từ nguồn: NFT Explained

Trước tiên, hãy cùng tìm hiểu NFT là gì?

NFT (Non-fungible token) nói đơn giản là một loại tài sản số, mang tính độc nhất và không thể thay thế. NFT có thể là mọi thứ (bức tranh, bài nhạc, phim ảnh,...) miễn là chúng được số hóa và thường được dùng để sưu tầm hoặc trao đổi, mua bán với nhau.

NFT đã tạo ra một cuộc tranh luận trên khắp toàn cầu như là bước phát triển trong việc sưu tập các tác phẩm nghệ thuật, khi được thực hiện dưới định dạng kỹ thuật số.

Trong tương lai, NFT có thay đổi được định nghĩa của mọi người về việc sưu tầm nghệ thuật không?

Có rất nhiều người hy vọng việc đó sẽ xảy ra - đặc điểm nhận dạng của nhóm người này là họ đã chi rất nhiều tiền (đến mức phi thực tế) cho việc sở hữu tác phẩm nghệ thuật, chẳng hạn như $350,000 cho một video dài 50 giây do Grimes (một ca sĩ và là vợ của Elon Musk) thực hiện?.

Là một tài sản kỹ thuật số nên NFT rất dễ bị sao chép. Nhưng liệu bạn có thực sự sở hữu nó?

Bạn có thể copy bất cứ thứ gì, kể cả 1 NFT đắt tiền chỉ với thao tác đơn giản. Tuy nhiên, NFT trở nên phổ biến không chỉ vì tính thẩm mỹ đơn thuần mà còn mang đến cho chúng ta một điều thuộc về bản chất của con người: Cảm giác được sở hữu và sự thể hiện bản thân - điều mà không thể sao chép được. Mặc dù người nghệ sỹ vẫn có quyền tạo ra những bản copy, được gọi là bản in Monet (gọi tắt là Monet) nhưng đừng quên, bất kỳ ai cũng có thể mua được Monet, nhưng bản gốc thì chỉ độc nhất mà thôi.

Một ví dụ đơn giản: Chúng ta vẫn có thể mua được những bộ quần áo có thiết kế tương tự như những thương hiệu thời trang nổi tiếng với giá rất rẻ và chất lượng không chênh lệch nhiều. Vậy tại sao cùng thiết kế ấy, có người lại chi rất nhiều tiền để có được - đơn giản là vì họ được Sở hữuThể hiện bản thân mình thông qua bộ trang phục khoác lên người

Tác phẩm Gucci’s Ghost có giá $3,600

Phải chăng NFT chỉ là một hiện tượng - điều rất dễ hạ nhiệt theo thời gian?

Đúng vậy, NFT là một hiện tượng thật sự, mà đã gọi là hiện tượng thì rất dễ bị thay thế, cho nên sự lớn mạnh của những cộng đồng, hội nhóm là điều quyết định cho việc “sống còn” của NFT.

Từ xưa, con người ta đã biết xây dựng những cộng đồng dựa trên những thứ mà họ sở hữu và bây giờ điều đó đang xảy ra với NFT. Pudgy Penguins - một cộng đồng cực kỳ nổi tiếng được tạo ra xoay quanh bộ sưu tập NFT về hình ảnh chú chim cánh cụt, hay gần đây nhất là Bored Ape Yatch Club (vừa kết thúc phiên đấu giá 24 triệu USD với 101 NFT hình những chú khỉ).

Các cộng đồng này hỗ trợ nhau trong việc quảng bá hình ảnh, trao đổi chéo với nhau nhằm mục đích chung là nâng tầm giá trị giữa thị trường tiền mã hóa đầy tiềm năng này.

Giá trị mà NFT mang lại là gì?

Tùy thuộc vào người sở hữu chúng là ai mà chúng ta sẽ có những đánh giá khác nhau:

Đối với nghệ sỹ:

Đây là một cách để họ bán được những tác phẩm của mình hiệu quả nhất, thu về được (rất nhiều) lợi nhuận và chứng minh tài năng đối với công chúng

Đối với người mua:

Có hai yếu tố dẫn đến quyết định mua tác phẩm của những nhà sưu tầm: tính thẩm mỹ và câu chuyện hình thành nên nó. Khi bạn sở hữu được một tác phẩm đẹp và có câu chuyện thú vị thì bạn sẽ luôn muốn được chia sẻ điều đó với nhiều người hơn đúng không? Đây chính là sự khao khát được khẳng định giá trị bản thân của mỗi người - giá trị quan trọng mà NFT đã mang lại được cho nhà sưu tầm.

Đối với người đầu tư:

Những người đầu tư vào NFT không chỉ vì sự yêu thích với nghệ thuật mà còn vì sự tin tưởng vào tiềm năng phát triển của người nghệ sỹ đó trong tương lai. Người đầu tư luôn sẵn sàng đặt cược vào sức lan tỏa và dẫn dắt câu chuyện của người nghệ sỹ - nguyên do chính khiến những tác phẩm của họ tăng giá trị trong tươ

NFT không hoàn toàn độc nhất vậy tại sao vẫn được săn đón bởi những số tiền khổng lồ?

Đây là điều gây tranh cãi nhất khi nói về NFT. Có người xem đây là tương lai của việc sưu tầm nghệ thuật, người khác lại cho rằng “cuộc chơi này chỉ dành cho hội nhà giàu”, hoặc xem chúng đơn giản chỉ là trò chơi thẻ bài Pokemon mà thôi (thực tế cũng chỉ dành cho người giàu).

Một trong những điều đầu tiên khiến NFT trở nên phổ biến là việc xuất hiện của CryptoKitties - trò chơi sưu tầm và mua bán những chú mèo thực tế ảo. Thật khó để phủ định việc đây là cuộc chơi của người giàu khi bạn phải chi tới hàng trăm ngàn USD để sở hữu được vật phẩm trong game hoặc một chú mèo ưng ý.

Hoặc gần đây, rất nhiều người sẵn sàng chi ra một số tiền lớn để sở hữu NFT Pet Rock - bức họa hình một viên đá và… hết. Thật không thể tin được!

NFT càng được phổ biến rộng rãi hơn khi chúng bắt đầu được “công nhận” bởi những thương hiệu lớn trên thế giới như Marvel, Juventus, PSG,... hoặc thậm chí Messi - một cầu thủ nổi tiếng cũng đã cho ra mắt bộ sưu tập NFT của riêng mình. Chính những điều này, cộng thêm việc thỏa mãn được cái “tôi” của mỗi con người, đã khiến NFT tăng trưởng ngoài sức tưởng tượng (đôi lúc có thể xem là vô lý).

Chú mèo trị giá $170,000 trong CryptoKitties
Chỉ với $46,300 bạn có thể sở hữu Viên Đá này

NFT và sự ảnh hưởng đến môi trường

Kể từ khi NFT sử dụng công nghệ blockchain như các loại tiền mã hóa khác, chúng đã làm tiêu tốn rất nhiều điện năng. Nhiều tổ chức đã ra sức làm giảm thiểu việc này, nhưng cho đến nay, hầu hết NFT vẫn bị ràng buộc với tiền mã hóa và tạo ra nhiều khí thải nhà kính.

Đã có rất nhiều nghệ sỹ sẵn sàng hủy bỏ việc đưa tác phẩm của mình thành 1 NFT khi nghe thông tin việc này có thể làm biến đổi khí hậu. Hành động này khẳng định một điều rằng: Kinh tế không thể làm mất đi sự tinh tế của nghệ thuật.

Một tác phẩm của deadmau5 và Mad Dog Jones

Kết Luận

Việc NFT phát triển mang lại rất nhiều sự tranh cãi về giá trị thực sự của chúng trong thị trường tiền mã hóa hiện nay.

Tuy nhiên, NFT đã hoàn thành tốt sứ mệnh ban đầu của mình: đó là thỏa mãn được “cái tôi” bên trong của người giàu và mong muốn khẳng định tài năng của người nghệ sỹ.

Theo dõi fanpageTwitter của Nami để cập nhật những thông tin mới nhất từ thị trường tiền mã hóa nhé.

Mở tài khoản và giao dịch tiền mã hóa ngay tại Nami.Exchange.


Share Tweet Send
0 Ý kiến
Loading...
You've successfully subscribed to Nami Today
Great! Next, complete checkout for full access to Nami Today
Welcome back! You've successfully signed in
Success! Your account is fully activated, you now have access to all content.