Khái niệm chung về Ethereum (ETH)

Khái niệm chung về Ethereum (ETH)

Nếu Bitcoin mở đầu cho kỷ nguyên tiền mã hóa, thì Ethereum là đồng coin tiên phong về smart contract và DApp. Tầm quan trọng của Ethereum chắc hẳn ai tham gia thị trường cũng biết đến. Nhưng những câu hỏi đơn giản như Ethereum là gì? Ai sáng lập ra Ethereum hay Ethereum được dùng để làm gì, thì không phải ai cũng biết.

Ethereum (ETH) là một đồng cryptocurrency được xây dựng vào năm 2013 bởi Vitalik Buterin. Ethereum còn là một nền tảng để xây dựng nên nhiều đồng coin và các ứng dụng phân quyền (Dapp) khác. Qua nhiều năm, Ethereum đã tạo nên hệ sinh thái phi tập trung vững mạnh của mình.  Vitalik Buterin muốn khắc phục những nhược điểm của Bitcoin như phí thanh toán cao, thời gian thanh toán chậm và khuyến khích đào coin thông qua các mining pool thay vì chỉ đào riêng lẻ như Bitcoin. Và đó chính là mục đích ra đời của Ethereum – đồng Altcoin hàng đầu thị trường hiện nay.

Ethereum (ETH) là gì?

Dù không ai sở hữu hay kiểm soát Ethereum, nhưng hệ thống hỗ trợ này không hề miễn phí. Thay vào đó, network cần Ether, một đoạn mã (code) duy nhất được sử dụng, chi trả cho các tài nguyên tính toán cần thiết để chạy một ứng dụng hoặc chương trình.

ethereum

Giống như Bitcoin, Ether là tài sản số vô danh (tương tự như chứng khoán, trái phiếu được phát hành). Cũng giống như tiền mặt, nó không cần đến bên thứ ba nào xử lý hay phê duyệt giao dịch. Nhưng thay vì hoạt động như một đồng tiền số hay đơn vị thanh toán thông thường, Ether được xem như “nhiên liệu”, là “gas” cho các ứng dụng phân quyền trên network.

Có bao nhiêu Ether (ETH)?

Là một hệ thống kinh tế, các quy tắc cho nền kinh tế của Ethereum là vô thời hạn, có thể mở rộng được. Ngược lại với Bitcoin chỉ có nguồn cung hữu hạn là 21 triệu coin, người ta vẫn chưa ấn định giới hạn cho Ethereum.

Trong số hơn 96 triệu ETH đã phát hành, có khoảng 60 triệu coin được mua từ đợt Crownfunding vào năm 2014. Khoảng 12 triệu ETH được góp vào quỹ Ethereum Foundation. Mỗi 12 giây, 5 ETH cũng được phân bổ đến cho các miner mang nhiệm vụ xác minh các giao dịch trên network.

Mỗi năm, các miner khai thác được khoảng 18 triệu ETH. 5 ETH được tạo ra khoảng 12 giây/lần, bất cứ khi nào miner phát hiện ra một block, hoặc một chuỗi các giao dịch. Vì vậy, không ai biết được giới hạn cung của ETH là bao nhiêu. Tốc độ tạo ra ETH cũng không còn rõ ràng sau năm 2017, khi Ethereum lên kế hoạch chuyển sang sử dụng thuật toán đồng thuận Proof-of-Stake. Điều này có thể dẫn đến nhiều thay đổi trong các quy tắc tạo ra Ether. Do đó, trợ cấp (phần thưởng) dành cho các miner có thể giảm xuống.

Gas Limit Ethereum là gì?

Như đã nói ở trên, khi bạn gửi ETH, tạo hợp đồng thông minh, biên dịch lệnh hay tất cả điều gì mà tương tác với blockchain Ethereum, bạn đều phải trả phí. Gas limit Ethereum được gọi là giới hạn năng lượng vì đó là số Ether tối thiểu mà bạn sẵn sàng chi trả cho phí giao dịch. Điều này tránh được tình huống có một lỗi ở nơi nào đó trong hợp đồng, và bạn gửi 1 ETH mà không có nơi nhận. Nếu bạn không đủ gas limit Ethereum thì khi gửi giao dịch sẽ gặp lỗi “Out of Gas” và giao dịch không được thực hiện.

Token Ethereum là gì?

Token Ethereum được phát hành trên nền tảng của cryptocurrency này để phục vụ cho một mục đích cụ thể. Như dùng để sử dụng trong các dApp cũng được xây dựng trên Ethereum.

Ethereum có những chuẩn riêng dành cho các token khác nhau. ERC-20 hiện nay là chuẩn token Ethereum khá phổ biến trong cộng đồng. Ngoài ra còn có chuẩn ERC-223,… Hiện nay, có rất nhiều token Ethereum trên thị trường. Một trong số đó là EOS và Tron (TRX) – khởi đầu cũng là token ERC-20 trước khi đội ngũ phát triển hoàn toàn xây dựng được blockchain riêng để tách khỏi Ethereum và hoạt động độc lập.


Share Tweet Send
0 Ý kiến
Loading...
You've successfully subscribed to Nami Today
Great! Next, complete checkout for full access to Nami Today
Welcome back! You've successfully signed in
Success! Your account is fully activated, you now have access to all content.