Các mảnh ghép trong hệ sinh thái DeFi 2021

Các mảnh ghép trong hệ sinh thái DeFi 2021

Tài chính phi tập trung hay DeFi là nguồn tiềm năng có thể gọi là vô hạn với hàng loạt ứng dụng cho tương lai. Có những ứng dụng vô cùng cơ bản trong DeFi mà bất kỳ người dùng nào cũng cần biết đến. Vì thế, hôm nay MarginTalk sẽ giới thiệu đến các bạn tất cả về hệ sinh thái DeFi

Những nét cơ bản về ứng dụng DeFi

Bản thân cụm từ DeFi đã chứa đựng điểm đặc trưng nhất của nó. Đó chính là sự phi tập trung, hay không có bên nào làm trung tâm kiểm soát tài sản của người dùng trên mạng lưới. Với DeFi, vai trò của ngân hàng bị xóa bỏ, thay vào đó là những dòng code trong Smart Contract (hợp đồng thông minh) – quản lý và luân chuyển tài sản của người dùng.

Ứng dụng DeFi vô cùng đa dạng thể loại, có thể kể đến các mảng chính như:

  • Sàn giao dịch phi tập trung (DEX)
  • Nền tảng cho vay (Lending)
  • Stablecoin
  • Tài sản tổng hợp
  • Bảo hiểm

Những điểm đặc trưng chính của DeFi

1. Cấu trúc blockchain làm sổ cái kế toán chính

Blockchain – công nghệ cốt lõi của DeFi đảm nhiệm vai trò vô cùng quan trọng. Trong CeFi, các ứng dụng tài chính truyền thống sử dụng hệ thống ngân hàng  làm sổ cái cơ bản – nhằm ghi nhận giao dịch, tính toán tài sản, hiển thị số dư của người dùng.

Với DeFi, vai trò làm sổ cái chính là công nghệ blockchain. Một số blockchain nổi bật nhất được sử dụng để xây dựng ứng dụng DeFi như Ethereum, Binance Smart Chain, Solana,… Những blockchain cơ bản này lưu trữ trạng thái sổ cái của những gì được gửi vào ứng dụng DeFi, những gì được lưu trữ trong các hợp đồng thông minh, tất cả giao dịch và rút tiền của người dùng.

Nói cách khác, tất cả chức năng kế toán cốt lõi nhằm đảm bảo dữ liệu đầu vào và đầu ra phù hợp với nhau – được xử lý bằng blockchain. Như vậy, ứng dụng DeFi không cần tạo ra hệ thống bên ngoài để điều chỉnh số dư, vì tất cả giao dịch đều có thể truy vấn qua các trình blockchain explorer.

2. Mã nguồn mở và minh bạch

Các ứng dụng CeFi đều là mã nguồn đóng và xây dựng trên các hệ thống độc quyền, riêng biệt. Ngược lại, ứng dụng DeFi thường có mã nguồn mở (open source) và xây dựng trên các blockchain công khai.

Tính chất này dẫn đến 3 ưu điểm của DeFi, gồm:

Tương tác linh hoạt

Bản thân ứng dụng DeFi có thể fork, kết hợp lại và sử dụng lại trong nhiều ứng dụng khác nhau. Chẳng hạn như SushiSwap vốn là một bản fork của Uniswap nhưng thêm nhiều cải tiến, tính năng mới hơn.

Tính linh hoạt này trái ngược hoàn toàn với tài chính truyền thống. Ví dụ như hệ thống ngân hàng A chỉ có thể dùng trong nội bộ A, rất khó để hệ thống của A tương tác với hệ thống ngân hàng B.

Minh bạch

Vì mã nguồn mở nên cộng đồng hoàn toàn có thể kiểm tra để biết chính xác hợp đồng thông minh đang thực hiện những gì về chức năng, quyền lợi và dữ liệu người dùng.

Khả năng kiểm toán

Vì bản thân blockchain có mã nguồn mở, nên toàn bộ dòng tiền hoàn toàn có thể kiểm toán được. Gồm tài sản đang thế chấp trong hệ thống, khối lượng giao dịch, giá trị mặc định, tài khoản của người dùng cụ thể,… – tất cả đều có thể kiểm tra, truy xuất.

3. Khả năng tương tác và kết hợp

Như đã giải thích ở trên, các ứng dụng DeFi hoàn toàn có thể tương tác với nhau và có thể kết hợp hoạt động với bất kỳ ứng dụng DeFi nào khác trong hệ sinh thái.

Tất cả ứng dụng DeFi này giống như các miếng lego riêng lẻ có thể được ghép lại để làm việc với các miếng lego khác – nhằm mục đích xây dựng ứng dụng, tính năng mới hơn.

Do đó, trong DeFi chúng ta thường nghe những tin tức như Konomi tích hợp với Chainlink để cải thiện giải pháp DeFi hay Uniswap chuẩn bị tích hợp giải pháp mở rộng quy mô layer 2 của Arbitrum hay Maker và Dai tích hợp giải pháp mở rộng layer 2 của Optimism.

Ngược lại, tài chính truyền thống bộc lộ nhiều yếu điểm như:

  • Phân mảnh: Các ứng dụng tài chính truyền thống không được xây dựng trên một cơ sở hạ tầng chung
  • Độc quyền: Các ứng dụng tài chính truyền thống thường là độc quyền của một tổ chức, thể chế – không thể kết hợp với ứng dụng khác
  • Không thân thiện với lập trình viên: Các nhà phát triển, lập trình viên khó xây dựng ứng dụng trên hệ thống tài chính truyền thống. Không giống như với blockchain, như Ethereum, hàng loạt DApp xây dựng và hoạt động

4. Dành cho tất cả mọi người

Với tài chính truyền thống, người dùng mới thường cần trải qua một quá trình xác minh thu nhập, kiểm tra tín dụng hoặc thậm chí gặp gỡ trực tiếp nhân viên tài chính – chỉ để có thể sử dụng một sản phẩm tài chính nhất định.

Quá trình này dễ bị thiên vị như phân biệt đối xử khi xét duyệt hồ sơ cho vay, từ chối các dịch vụ ngân hàng đối với một người dùng không “đạt yêu cầu”, nhiều chi phí ẩn, phí cộng thêm,…

Với các ứng dụng DeFi, tất cả những gì bạn cần là một địa chỉ ví. Ứng dụng DeFi không yêu cầu xác minh thu nhập, không cần kiểm tra lịch sử tín dụng hay yêu cầu KYC quá phức tạp.

Nói một cách đơn giản, chỉ cần có tiền trong ví là bạn đã có thể thực hiện giao dịch. Không có tổ chức hoặc trung gian nào ngăn chặn hoặc từ chối dịch vụ cho bạn.

Đọc thêm: DeFi 2.0 là gì? Trend bùng nổ sắp tới?

Cấu trúc của một hệ sinh thái DeFi

Sự khác biệt chính giữa ứng dụng FinTech truyền thống và ứng dụng DeFi

1. Lớp thứ 1 (Layer 1) – Lớp cơ sở

Đây là lớp blockchain có sổ cái kế toán chính hoạt động. Dù Ethereum là blockchain thống trị mảng này khi trở thành nền tảng cho rất nhiều dự án xây dựng nên. Nhưng có nhiều blockchain mới hơn ra đời nhằm cạnh tranh vai trò với Ethereum, như Binance Smart Chain hay và Solana.

2. Hệ thống node (đối với Ethereum)

Vấn đề của Ethereum hiện tại chính là: Mở rộng mạng lưới thì quá chậm + Phí gas thì quá cao. Vì khả năng xử lý thấp, trong khi lại có rất nhiều DApp hoạt động, nên Ethereum phải xử lý khối lượng dữ liệu vô cùng khổng lồ. Để đáp ứng nhu cầu này, hàng loạt dự án theo cấu trúc node đã mọc lên để giúp các ứng dung truy vấn về sổ cái bên dưới (truy xuất block, tìm giao dịch, đồng bộ hóa dữ liệu, ghi giao dịch,…). Một số dự án nổi bật như Infura, Alchemy,…

Thậm chí, Infura quan trọng đến nỗi trở thành nút thắt cổ chai “tập trung” của mạng lưới “phi tập trung” lớn nhất thế giới Ethereum.

Trong khi đó, Solana hiện tại không gặp phải vấn đề ùn tắc như Ethereum. Nên (tạm chời) không có cấu trúc hệ thống node này.

3. Lớp thứ 2 (Layer 2) – Giải pháp mở rộng (đối với Ethereum)

Đại diện nổi bật nhất của Layer 2 trên Ethereum chính là Polygon (MATIC). Ngược lại với Ethereum, Solana hiện (chưa) không cần giải pháp mở rộng nên cũng không có cấu trúc Layer 2.

4. Sổ lệnh (đối với Solana)

Đây là cấu trúc chuyên biệt đối với Solana. Serum cung cấp CLOB (Central Limit Order Book) để tất cả dự án DeFi khác thuộc hệ sinh thái Solana sử dụng.

Giải thích đơn giản thì khi các dự án DeFi mới được xây dựng trên Solana (như DEX, AMM, thị trường quyền chọn, cá cược,…), dự án sẽ kéo lệnh từ Serum và đẩy lệnh sang Serum – giảm tải nhu cầu thanh khoản cấp thiết đối với các dự án mới.

Serum tựa như “thanh khoản kết nối” hay một hệ thống “quản lý lệnh” cho các dự án xây dựng trong hệ sinh thái Solana.

5. Bộ công cụ

Hệ sinh thái DeFi nào cũng cần một bộ công cụ gồm những ứng dụng cơ bản cần thiết để hoạt động.

Một bộ công cụ DeFi cơ bản gồm có:

Giao diện chính mà người dùng sử dụng để lưu trữ tài sản và tương tác với các ứng dụng DeFi.

Trong hệ sinh thái Ethereum, các loại ví nổi bật như Trust Wallet, Metamask,… hay ví Sollet đối với Solana.

  • Oracle

Nguồn cung cấp dữ liệu cho các ứng dụng DeFi sử dụng để tham chiếu giá và thực hiện giao dịch.

Chainlink và Band Protocol là 2 dự án oracle nổi bật nhất trên Ethereum hiện nay. Tuy nhiên, oracle là mảnh đất vô cùng tiềm năng với rất nhiều dự án nở rộ.

  • Công cụ khám phá và phân tích blockchain

Các công cụ như Block Explorer được tạo ra để giúp mọi người truy vấn trực tiếp vào sổ cái blockchain.

  • Stablecoin

Hai tài sản chính được sử dụng trong hệ sinh thái DeFi bao gồm token của nền tảng (ETH hoặc SOL) và lý tưởng nhất là stablecoin (USDC, DAI).

  • Giao diện đầu cuối (front-end)

Ứng dụng front-end nhằm giúp người dùng cuối dễ tương tác với nhiều dự án DeFi cùng một lúc, hoặc để đơn giản hóa quá trình giao dịch.

Ứng dụng DeFi

Ứng dụng DeFi vô cùng đa dạng, trải rộng từ DEX, AMM, cho vay (lending), thị trường giao dịch, staking, bảo hiểm,….

Các mảnh ghép còn thiếu trong cấu trúc DeFi

Là lĩnh vực mới phát triển, DeFi vẫn còn nhiều thiếu sót. So sánh với CeFi, hệ sinh thái DeFi vẫn chưa quá đa dạng và còn cần xây dựng thêm các mảnh ghép mới, gồm:

1. Ứng dụng tiêu dùng

Trong tài chính truyền thống, người dùng cuối tương tác các ứng dụng tiêu dùng như Robinhood, Chime, Transferwise,…

Trong khi đó, UI/UX của các ứng dụng DeFi vẫn còn sơ khai, không thân thiện với người dùng. Bạn nào đã thử trải nghiệm các ứng dụng trên Solana chắc hẳn hiểu rõ vấn đề này.

2. Kiểm toán

Kiểm toán trong DeFi hiện tại chưa quá phát triển. So sánh với tài chính truyền thông, mảng kiểm toán là mảnh đất vô cùng màu mỡ. Các phương pháp kiểm toán trong CeFi quen thuộc với người dùng truyền thống cần được đưa vào DeFi.

3. Lưu ký

Hiện tại, hầu hết các dự án DeFi cần được tương tác từ góc độ ví cá nhân. Không có bên giám sát nào cho phép người dùng tương tác trực tiếp với các ứng dụng DeFi.

4. Nền tảng dành cho nhà phát triển

Hầu hết các nhà phát triển trong lĩnh vực tiền điện tử đang lập trình, xây dựng ứng ngay trên Lớp thứ 1. Chưa có khái niệm về nền tảng nhà phát triển hoặc phần mềm trung gian.

Tương lai của DeFi

Trong tài chính truyền thống:

  • Sổ cái không phải là mã nguồn mở cũng như không thân thiện với nhà phát triển
  • Các ứng dụng Fintech thường mất nhiều năm phát triển trước khi phát hành một sản phẩm ra thị trường

Ngược lại, ứng dụng DeFi thì:

  • Mã nguồn mở
  • Giao dịch công khai
  • Sản phẩm được xây dựng từ quan điểm của các nhà phát triển ứng dụng
  • Ứng dụng DeFi mới được xây dựng và phát hành trong vài tuần, chứ không phải năm

Share Tweet Send
0 Ý kiến
Loading...
You've successfully subscribed to Nami Today
Great! Next, complete checkout for full access to Nami Today
Welcome back! You've successfully signed in
Success! Your account is fully activated, you now have access to all content.