5 rủi ro khi sử dụng nền tảng cho vay crypto tập trung

5 rủi ro khi sử dụng nền tảng cho vay crypto tập trung

Cho vay crypto là một trong những hoạt động nổi bật nhất trên thị trường crypto. Hoạt động này đã phát triển trong những năm qua với một số công ty cho vay crypto nổi lên để đáp ứng nhu cầu của người dùng.

Các nền tảng cho vay crypto tập trung (CeFi) như BlockFi, Celsius và Nexo, cung cấp các sản phẩm có lợi nhuận cao cho người dùng bằng cách gửi crypto vào các nền tảng này, người dùng sẽ nhận được khoản thanh toán với lãi suất cao.

Tuy nhiên, với sự hỗn loạn gần đây trên thị trường cùng với những thách thức trong mô hình kinh doanh của họ, các nền tảng tập trung đang phải đối mặt với sự e dè của người dùng khi bàn tới các rủi ro họ có thể phải hứng chịu nếu gửi tiền vào các ứng dụng này.

Celsius gần đây đã thông báo họ sẽ tạm dừng tất cả các hoạt động rút tiền đối với khách hàng. Điều này đã làm dấy lên một cuộc tranh cãi nảy lửa trong một thị trường crypto vốn đã tơi bời vì thị trường xuống giá.

Để bảo vệ tài sản của mình, người dùng nên tìm hiểu và đánh giá các rủi ro trước khi sử dụng các nền tảng cho vay crypto tập trung hiện nay.

Rắc rối ở Celsius làm nổi bật rủi ro của người cho vay CeFi

Trong bối cảnh thị trường crypto bất ổn, vào ngày 12/6/2022, Celsius đã thông báo tạm dừng tất cả các hoạt động rút tiền, hoán đổi và chuyển tiền giữa các tài khoản của khách hàng với lý do điều kiện thị trường khắc nghiệt và nhu cầu cân bằng thanh khoản.

Kết quả là ngay lập tức mã thông báo gốc của Celsius (CEL) giảm hơn 70% trong vòng 24 giờ.

Celsius là một trong những công ty cho vay crypto lớn nhất thị trường lúc bấy giờ với gần 2 triệu người dùng từ khắp nơi trên thế giới. Vào tháng 11/2021, công ty được định giá hơn 3 tỷ USD sau khi huy động được 750 triệu USD trong một vòng gọi vốn.

Theo báo cáo, Celsius đã sử dụng tiền gửi của khách hàng để cho các nhà đầu tư và tổ chức vay tài sản tài chính (trên cơ sở ngắn hạn) để tạo thu nhập thông qua chênh lệch giá, bán khống cổ phiếu và một số tài sản kỹ thuật số nhất định cũng như tạo lập thị trường. Đồng thời, Celsius cũng sử dụng một số giao thức DeFi để khóa tài sản của khách hàng trong các nhóm thanh khoản và tạo ra lợi nhuận.

Cryptocurrency as a Gift — What You Need to Know | NextAdvisor with TIME
Đổi lại, khách hàng kiếm được tới 7% lợi nhuận trên các loại tiền ổn định như USDC và USDT, 7,25% trên MATIC, 6% trên ETH và 6,25% trên BTC. Tuy nhiên, sự việc không may gần đây trên thị trường crypto đã làm xói mòn lợi nhuận tiềm năng mà một nhà đầu tư có thể kiếm được ở Celsius, cùng lúc đó nền tảng này đã phải đặt ra câu hỏi về khả năng tồn tại của mô hình kinh doanh.

Nguyên nhân ngắn hạn gây ra những rắc rối của Celsius là sự phụ thuộc vào ETH (sETH) của Lido, được gắn với ETH của Ethereum. Celsius đã khóa tiền trong stETH, điều này khiến stETH không thể được bán dễ dàng trên thị trường mở để có được tính thanh khoản ETH cần thiết nhằm đáp ứng việc trao đổi ETH trên nền tảng Celsius.

Điều này xảy ra sau khi một số cơ quan quản lý trước đây gọi các sản phẩm cho vay crypto như Celsius là chứng khoán không được kiểm soát.

Thật không may, Celsius không phải là nền tảng cho vay crypto duy nhất gặp rắc rối vì Babel Finance cũng đã tạm dừng việc rút tiền, tạo ra tin đồn rằng nhiều người cho vay lại tiếp tục có thể lâm vào cảnh trắng tay.

5 rủi ro cần biết trước khi cho vay crypto

Sự sụp đổ của Celsius đã đặt sự chú ý của cộng đồng vào một số lỗ hổng của các nền tảng cho vay crypto tập trung.

Để bắt đầu, các khoản vay của CeFi có tính chất lưu ký, với một thực thể trung tâm quản lý tất cả tài sản thế chấp. Điều này có nghĩa là bạn chỉ có thể truy cập tới tài sản thế chấp của mình khi người cho vay của bạn cho phép (vì anh ta là người kiểm soát các khóa riêng của bạn).

Không giống như các bên cho vay CeFi, các giao thức cho vay DeFi cung cấp các khoản vay crypto mà không có đối tác tập trung và sử dụng các hợp đồng thông minh để quản lý việc thế chấp, giải ngân khoản vay và thanh toán lãi suất.

Sau đây là một số rủi ro quan trọng mà bạn cần biết trước khi cho vay crypto.

Trong trường hợp phá sản, tất cả tiền có thể bị mất

Trong tài chính truyền thống, tiền gửi ngân hàng được bảo hiểm, đảm bảo rằng một phần tiền gửi của bạn sẽ được hoàn trả trong trường hợp ngân hàng mất khả năng thanh toán. Điều này có nghĩa là rủi ro bạn bị mất tiền gửi là thấp và người cho vay được đảm bảo về một số khoản bồi thường trong trường hợp tổ chức bị phá sản.

Trong hoạt động cho vay của CeFi, chỉ một phần nhỏ trong tổng tài sản quản lý được bảo hiểm và do đó, bạn có thể mất một số crypto của mình trong trường hợp mất khả năng thanh toán. Ngoài ra, vì bạn không có quyền giám sát tài sản thế chấp của mình, nên nhà cung cấp nền tảng có thể giữ các tài sản crypto của người cho vay và người đi vay.

Most Popular Types of Cryptocurrency | NextAdvisor with TIME
Vì người đi vay không kiểm soát khóa cá nhân của mình, họ có thể mất tài sản thế chấp nếu nền tảng CeFi phá sản. Do những yếu tố này, bạn được khuyên chỉ nên mạo hiểm một phần crypto của mình (nếu có), thay vì giữ tất cả tiền kỹ thuật số của bạn trên một nền tảng như vậy.

Tài khoản có thể bị đóng băng bất cứ lúc nào

Các nền tảng cho vay CeFi đôi khi đóng băng tài khoản dựa trên bất kỳ vấn đề nào bao gồm vi phạm bảo mật, lo ngại về chống rửa tiền và thậm chí chỉ để điều chỉnh tính thanh khoản của nền tảng.

Thật không may, nếu tài khoản của bạn đang bị đóng băng, thì bạn sẽ không thể truy cập vào tài sản crypto của mình hoặc giao dịch theo bất kỳ cách nào.

Mở khóa tài khoản của bạn có thể là một quá trình lâu dài và chán nản, quá trình này phải được nhà cung cấp nền tảng chấp thuận. So sánh với các nền tảng cho vay DeFi – là nền tảng không lưu giữ và bất kỳ ai cũng có thể cho vay và mượn tài sản mà không sợ bị đóng băng tùy ý.

Các khoản phí không phải lúc nào cũng minh bạch

Tùy thuộc vào nền tảng CeFi mà bạn đang sử dụng, một số khoản phí có thể bị ẩn đi hoặc được gộp chung với phí giao dịch. Kết quả là các nền tảng cho vay CeFi có xu hướng tương đối đắt tiền (so với các giao thức cho vay DeFi).

Rủi ro đối tác

Người dùng cho các nền tảng cho vay CeFi vay crypto của họ mà không có cái nhìn thấu đáo về các nền tảng này.

Ví dụ: người dùng Celsius giao dịch trực tiếp với nền tảng và không có mối quan hệ với các nhà quản lý tài sản khác hoặc các giao thức DeFi tương tác với Celsius. Sự thiếu minh bạch này có nguy cơ gây ra rủi ro cho những khách hàng có rất ít hoặc không có tiếng nói trong các chiến lược đầu tư và kết quả của họ trở nên thấp cổ bé họng và trong hầu hết trường hợp, phải lãnh chịu hậu quả.

Thay đổi APY có thể xảy ra bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo

Cuối cùng, lợi suất phần trăm hàng năm (APY) có thể thay đổi trên các nền tảng cho vay CeFi. Các nhà cung cấp nền tảng có thể điều chỉnh APY tùy thuộc vào điều kiện thị trường hoặc môi trường pháp lý mà không cần thông báo cho người dùng.

Điều này đã xảy ra nhiều lần, chính vì vậy, việc tin tưởng một thực thể tập trung với các tài sản crypto của bạn là rủi ro lớn.


Share Tweet Send
0 Ý kiến
Loading...
You've successfully subscribed to Nami Today
Great! Next, complete checkout for full access to Nami Today
Welcome back! You've successfully signed in
Success! Your account is fully activated, you now have access to all content.