Vỡ nợ, Sri Lanka vẫn tuyên bố chống crypto

Vỡ nợ, Sri Lanka vẫn tuyên bố chống crypto

Trong khi chính phủ Sri Lanka vẫn luôn giữ quan điểm gay gắt với crypto, mới đây ngân hàng Trung ương nước này đã ban hành một thông báo để cảnh báo công dân.

Ngân hàng Trung ương Sri Lanka (CBSL) đã nhắc lại lập trường phản đối crypto của mình trong một thông báo mới vào ngày 12/7. Theo đó, ngân hàng xác nhận rằng không có tổ chức nào được phép thực hiện các hoạt động với tài sản kỹ thuật số, đồng thời đưa ra cảnh báo người dùng sẽ không được bảo vệ nếu họ trở thành nạn nhân của “các loại kế hoạch VC trong crypto”.

Crypto không bị cấm ở Sri Lanka. Tuy nhiên, các nhà lập pháp nước này vẫn đưa ra những cảnh báo như “hãy cẩn thận”, “không khuyến khích” để hạn chế sự tham gia của người dân và đề cao vai trò của đồng Rupee hơn tất cả.

Trong một bản tóm tắt nghiên cứu về việc sử dụng blockchain và crypto vào tháng 10/2021, thống đốc CBSL lúc đó là Ajith Nivard Cabraal cho biết các nhà đầu tư phải tự chịu trách nhiệm về hành động của mình. Cabraal nhận xét rằng ở Sri Lanka, hệ thống định giá/thanh toán được chấp thuận duy nhất là bằng đồng Rupee.

“Đây không giống như một hệ thống hàng đổi hàng. Đơn vị tiền tệ của Sri Lanka là Rupee. Chỉ có đồng Rupee được ngân hàng Trung ương chấp thuận là giao dịch hợp pháp”, Cabraal tuyên bố.

Sri Lanka với crypto

Thông báo được đưa ngày 12/7 xác nhận rằng CBSL không cấp phép hoặc chấp thuận cho bất kỳ công ty nào liên quan đến crypto hoạt động ở Sri Lanka, bao gồm cả những công ty cung cấp dịch vụ trao đổi.

“CBSL đã không cấp giấy phép hoặc ủy quyền nào cho bất kỳ tổ chức nào để vận hành các kế hoạch liên quan đến crypto, bao gồm cả VC, ICO, đơn vị khai thác, hay sàn giao dịch crypto, …”, theo thông báo.

Thông báo cũng trích dẫn Đạo luật Ngoại hối, số 12 (2017) rằng “Thẻ chuyển tiền điện tử” – bao gồm cả thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng – không thể được sử dụng để mua crypto.

Do các nhà chức trách coi crypto là công cụ tài chính không được kiểm soát, nên không có sự giám sát hoặc bảo vệ theo quy định nào liên quan đến việc sử dụng và xử lý chúng ở Sri Lanka.

IMF đang theo dõi tình hình

Lập trường của CBSL có phần đáng ngạc nhiên khi xem xét tình hình đang diễn ra trong nước.

Với nhiều vụ sụp đổ tiền tệ trước đây, chẳng hạn như siêu lạm phát ở Venezuela, người dân sẽ chuyển sang sử dụng crypto như một phương tiện thanh toán không chính thức để lấp đầy khoảng trống do đồng nội tệ giảm giá để lại.

Mất điện, thiếu lương thực và thiếu nguồn cung cấp y tế đã dẫn đến bạo loạn lan rộng khắp Sri Lanka. Tổng thống Gotabaya Rajapaksa đã bỏ trốn khỏi đất nước hôm thứ tư sau nhiều các cuộc biểu tình chống chính phủ, khiến tình trạng khẩn cấp được ban bố.

Ngày 19/5, Sri Lanka trở thành quốc gia châu Á – Thái Bình Dương đầu tiên vỡ nợ trong thế kỷ này. Sri Lanka nợ 51 tỷ USD, các chủ sở hữu chính là Nhật Bản, Trung Quốc và Ấn Độ. Thống đốc CBSL hiện tại, Nandalal Weerasinghe, cho biết nếu không có thỏa thuận tái cơ cấu (tức là gánh thêm nợ) thì Sri Lanka không thể trả được.

“Các lập luận của chúng tôi rất rõ ràng. Cho đến khi có thể tái cơ cấu, chúng tôi sẽ không thể thanh toán được”, thống đốc CBSL nói.

Theo Bloomberg, IMF sẽ tiếp tục theo dõi tình hình. Tuy nhiên, việc Rajapaksa bỏ trốn khỏi đất nước sẽ gây cản trở cho các cuộc đàm phán tái cơ cấu do thiếu “một chính phủ được ủy quyền theo hiến pháp để đàm phán”.


Share Tweet Send
0 Ý kiến
Loading...
You've successfully subscribed to Nami Today
Great! Next, complete checkout for full access to Nami Today
Welcome back! You've successfully signed in
Success! Your account is fully activated, you now have access to all content.