Thái Lan không cấm sử dụng tiền điện tử để thanh toán nhưng cảnh báo biến động giá

Thái Lan không cấm sử dụng tiền điện tử để thanh toán nhưng cảnh báo biến động giá

Các quan chức của Bank of Thailand (BOT) nói rằng sử dụng tiền điện tử làm phương tiện thanh toán không phải là hành vi bất hợp pháp. Tuy nhiên, họ nhấn mạnh người dùng “phải có khả năng chấp nhận rủi ro”, bao gồm cả biến động giá.

Rủi ro khi sử dụng tiền điện tử làm phương tiện thanh toán

Sakkapop Panyanukul, Giám đốc cấp cao tại Monetary Policy Department (Vụ Chính sách tiền tệ) của BOT, đã làm rõ quan điểm về tiền điện tử của ngân hàng trung ương trong tuần này.

Theo ông, BOT hiện đang thảo luận về cách điều chỉnh tiền điện tử với Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Thái Lan (SEC), các cơ quan hữu quan và nhiều bên liên quan khác. Ngân hàng đặt mục tiêu hạn chế rủi ro cho người dùng liên quan đến sử dụng tiền điện tử để thanh toán.

Lưu ý về việc một số người đã sử dụng tiền điện tử để thanh toán hàng hóa và dịch vụ ở Thái Lan, Panyanukul nhấn mạnh:

“Đó không phải là bất hợp pháp… nhưng người dùng phải chấp nhận rủi ro”.

Ngân hàng trung ương Thái Lan trước đây đã nói rằng tiền điện tử không phải là tiền hợp pháp ở nước này và sử dụng nó làm phương tiện trao đổi “cấu thành hoạt động trao đổi hàng hóa giữa chủ sở hữu tài sản kỹ thuật số và nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ, trong đó người trả và người nhận cùng chấp nhận tất cả các rủi ro liên quan. Nếu các loại tiền tệ khác được sử dụng rộng rãi, nó sẽ ảnh hưởng đến khả năng giám sát nền kinh tế của ngân hàng trung ương”.

Theo một Giám đốc cấp cao khác của BOT, Chayawadee Chai-anant, nhiều ngân hàng trung ương trên toàn thế giới đều có chung mối lo ngại về nguy cơ tiền điện tử gây mất ổn định tài chính. Cô giải thích:

“Hiện tại, BOT không cấm nhưng lo lắng về việc sử dụng tài sản kỹ thuật số để thanh toán hàng hóa và dịch vụ do bản chất biến động giá của chúng”.

Trong khi đó, ngân hàng trung ương Thái Lan cho biết hôm thứ 3 rằng họ không khuyến khích ngân hàng thương mại tham gia trực tiếp vào giao dịch tiền điện tử bởi vì rủi ro bắt nguồn từ biến động giá cao. Chai-anant nói trong một cuộc họp báo:

“Chúng tôi không muốn các ngân hàng tham gia trực tiếp vào giao dịch tài sản kỹ thuật số vì các ngân hàng (chịu trách nhiệm) đối với tiền gửi của khách hàng, công chúng và luôn có rủi ro”.

Tuy nhiên, cô lưu ý “nếu công ty là cổ đông, đó là một vấn đề khác”. Siam Commercial Bank (SCB), một trong những ngân hàng lớn nhất ở Thái Lan, đã thông báo vào tháng trước rằng họ sẽ mua 51% cổ phần của một sàn giao dịch tiền điện tử.

Mô hình thanh toán phổ biến trong tương lai gần

Tiền kỹ thuật số đang dần trở thành một hình thức thanh toán phổ biến cho hàng hóa và dịch vụ ở Thái Lan. Vào tháng 7, ngân hàng trung ương Thái Lan đã đưa ra thông báo cảnh báo liên quan đến việc sử dụng tài sản kỹ thuật số làm phương tiện thanh toán. Vào tháng 10, Thủ tướng cũng cảnh báo các nhà đầu tư về việc đầu tư vào crypto, nói rằng chúng dễ biến động và có tính đầu cơ cao.

Vào tháng 11, Tourism Authority of Thailand (Cơ quan Du lịch Thái Lan – TAT) tiết lộ họ đang làm việc với SEC và ngân hàng trung ương để giúp du khách sử dụng tiền điện tử trong nước dễ dàng và thuận tiện hơn.

“Tiền điện tử là tương lai, vì vậy chúng ta phải biến Thái Lan trở thành một xã hội tích cực về tiền điện tử để chào đón nhóm khách du lịch thuộc loại này”, thống đốc TAT cho biết.


Share Tweet Send
0 Ý kiến
Loading...
You've successfully subscribed to Nami Today
Great! Next, complete checkout for full access to Nami Today
Welcome back! You've successfully signed in
Success! Your account is fully activated, you now have access to all content.