Tại sao những tác phẩm nghệ thuật luôn có sức hút với nhà sưu tầm?

Tại sao những tác phẩm nghệ thuật luôn có sức hút với nhà sưu tầm?

Sưu tầm nghệ thuật - một cụm từ luôn song hành cùng lịch sử phát triển của loài người. Từ thời tiền sử, loài người đã biết sưu tập những viên đá có hình dáng lạ mắt, hoặc như những vị lãnh chúa thời Trung Cổ luôn giữ những vật phẩm quý giá trong một chiếc rương bằng vàng. Ngày nay, với sự phát triển của công nghệ, việc sưu tầm nghệ thuật đã được nâng lên một tầm cao mới với tên gọi “sưu tầm các NFT”.

Nhưng hôm nay chúng ta không tìm hiểu về NFT như những bài viết trước Nami Explained đã gửi đến độc giả, mà là để tìm lời giải cho câu hỏi: “Tại sao chúng ta lại có sở thích sưu tầm nghệ thuật?”.

Đọc thêm: Tham gia vào thị trường NFT như thế nào?

Những người sưu tầm tác phẩm nghệ thuật làm chủ thế giới nghệ thuật, nhưng điều gì làm chủ họ?

Đối với những nhà sưu tầm, họ tập trung vào việc khẳng định bản thân hơn là tận hưởng thú vui thẩm mỹ, điều này đã được xuất hiện từ rất lâu, ít nhất là vào thế kỷ thứ nhất sau Công Nguyên. Nhà hùng biện người La Mã-  Quintilian tuyên bố rằng: “những người ngưỡng mộ những tác phẩm nguyên thủy của họa sĩ Polygnotus đều xuất phát từ một mong muốn được công nhận là có gu thẩm mỹ cao bởi tầng lớp thượng lưu. Quan điểm của Quintilian đến nay vẫn được rất nhiều người ủng hộ.

Một lời giải thích khác được cho việc sưu tầm chính là nguồn tài chính, không thể giải thích nổi tại sao họ lại có đủ khả năng sưu tầm trong thời gian dài như vậy. Tất nhiên, nhiều người mua nghệ thuật vì lý do tài chính khi bạn có thể bán lại tác phẩm của mình để thu lại lợi nhuận khổng lồ. Trong khi đó, một số nhà sưu tập đã tìm ra cách để giữ cho tác phẩm nghệ thuật của họ trong tầm tay và có một vài “chiêu trò” để không ảnh hưởng bởi thuế, chẳng hạn như tặng cho bảo tàng tư nhân nơi mà họ quản lý. Hơn nữa, một số 'nhà sưu tập' mua nghệ thuật như một hình thức rửa tiền, vì việc vận chuyển các tác phẩm nghệ thuật dễ dàng hơn nhiều so với tiền mặt giữa các quốc gia mà không cần giám sát. Điều này làm mất đi sự thiêng liêng của một tác phẩm nghệ thuật thuần túy.

Đọc thêm: DeFi là gì? Sức hút của việc đầu tư trong mô hình DeFi

Nghệ thuật không chỉ đơn giản là công cụ tài chính cho các nhà sưu tầm.

Ngoài việc là công cụ cho những nhà sưu tầm quan tâm tới tài chính (điều mang ý nghĩa khá tiêu cực) thì nghệ thuật còn là cầu nối giữa các mối quan hệ trong xã hội của bản thân người sở hữu chúng. Các mối quan hệ mới luôn được bắt đầu từ những điểm chung giữa ta và người đối diện. Khi bạn trở thành một nhà sưu tầm các tác phẩm nghệ thuật, bạn sẽ luôn muốn tổ chức những buổi triển lãm thu hút giới thượng lưu tham gia nhằm mục đích mở rộng mối quan hệ và khẳng định bản thân với những người có địa vị.

Sưu tầm nghệ thuật là lời khẳng định cho phong cách cá nhân và mối liên kết giữa quá khứ và hiện tại.

Mỗi người luôn có cách để thể hiện cá tính của mình, những nhà sưu tầm cũng không ngoại lệ và họ luôn làm điều đó thông qua việc trưng bày những tác phẩm mà mình sở hữu được. Mặt khách, các tác phẩm nghệ thuật cũng là một phương tiện để các chủ sở hữu có thể “giao tiếp” được với quá khứ thông qua những giai thoại lịch sử gắn liền với sự hình thành của chúng.

Liệu nghệ thuật có mang tính cạnh tranh cao?

Mọi người thường nghĩ những nhà sưu tầm có ​​tính cạnh tranh cao, nhưng điều đó không hoàn toàn đúng. Những nhà sưu tầm nghệ thuật nghiêm túc thường nói về tầm quan trọng của các mạng xã hội và mối liên kết với gia đình, bạn bè, học giả, khách tham quan,… chứ không phải về tính cạnh tranh. Những nhà sưu tầm luôn muốn chia sẻ những tác phẩm mới nhất của mình cho mọi người để cùng chiêm ngưỡng và đánh giá nó,  cũng giống như các fan hâm mộ thể thao tập trung lại với nhau để xem và bình luận một trận bóng. Điều này giúp tăng cường tính gắn kết giữa các thành viên trong gia đình cũng như các mối quan hệ xã hội thông qua việc chia sẻ sở thích cá nhân.

Kết Luận

Tác phẩm nghệ thuật, dù cho xuất hiện dưới hình thức kỹ thuật số (các NFT) hay truyền thống (bức tranh, bài nhạc, cổ vật,...) đều mang lại những giá trị vô hình và hữu hình cho người sở hữu chúng. Mỗi người đều sẽ có những lý do cho riêng mình, nhưng đều sẽ xuất phát từ một niềm đam mê chung đối với tính thẩm mỹ của từng tác phẩm nghệ thuật.

Đây là một bài viết mang một phong cách rất khác của Nami Explained. Hy vọng sẽ mang đến mọi người một góc nhìn mới về nghệ thuật và các nhà sưu tầm.
Theo dõi fanpageTwitter của Nami để cập nhật những thông tin mới nhất từ thị trường tiền mã hóa nhé.


Share Tweet Send
0 Ý kiến
Loading...
You've successfully subscribed to Nami Today
Great! Next, complete checkout for full access to Nami Today
Welcome back! You've successfully signed in
Success! Your account is fully activated, you now have access to all content.