Ngân hàng phố Wall nghiên cứu các khoản cho vay thế chấp bằng Bitcoin (BTC)

Ngân hàng phố Wall nghiên cứu các khoản cho vay thế chấp bằng Bitcoin (BTC)

Các ngân hàng Hoa Kỳ đang có tham vọng sử dụng Bitcoin làm tài sản thế chấp các khoản vay mà không cần tương tác với Bitcoin.

Hợp đồng tương lai (Futures)

Goldman Sachs là một trong số ít các ngân hàng hàng đầu của Mỹ đang tìm cách sử dụng Bitcoin làm tài sản thế chấp các khoản vay tiền mặt dành cho các tổ chức. Ngân hàng đã nhấn mạnh về việc ngân hàng sẽ không tiếp xúc trực tiếp vào thị trường Bitcoin Spot (giao ngay) mà sẽ tập trung vào các sản phẩm tổng hợp như hợp đồng tương lai (Futures). Ngân hàng sẽ có kế hoạch mô phỏng các thỏa thuận hợp đồng Repo ba bên để áp dụng cho BTC. Hợp đồng Repo ba bên là hợp đồng mua bán chứng khoán với cam kết của người bán sẽ mua lại chứng khoán đó từ người mua với một mức giá cụ thể vào một ngày cụ thể trong tương lai, liên quan đến đại lý bên thứ ba.

Tiềm năng trong của thị trường tiền điện tử trong tương lai

Ngoài ngân hàng Goldman Sachs, các ngân hàng lớn đang chú ý đến BTC  là Silvergate và Signature, đều đã công bố các khoản vay tiền mặt được hỗ trợ bằng BTC vào đầu năm nay. Bên cạnh đó,, một loạt tổ chức cho vay nhỏ hơn cũng đang xem xét các cách để chấp nhận tiền mã hóa làm tài sản thế chấp.

Việc các ngân hàng chấp nhận Bitcoin làm tài sản thế chấp đã được bật đèn xanh trong chính quyền trước đây của Mỹ. Cựu Giám đốc Văn phòng Kiểm soát tiền tệ (OCC) là ông Brian Brooks cho biết Bitcoin tương đương với tiền mặt và các ngân hàng có thể là người bảo vệ chúng.

Kết luận

Đây là cơ hội đặt nền tảng cho các dịch vụ môi giới tiền mã hóa tích hợp hơn trong tương lai. Đồng thời cũng là sự tiếp nối của Phố Wall để nắm bắt cơ hội đầu tư lớn với thị trường tài sản mã hóa trị giá 2,7 nghìn tỷ USD.

Tuy nhiên, lập trường quản lý của Mỹ về các hoạt động thế chấp vẫn còn tương đối phức tạp. Tùy thuộc vào ngân hàng và chính xác những gì đang được đề xuất, quy định có thể đến từ sự kết hợp của OCC, Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch (SEC) và Ủy ban Giao dịch Hàng hóa Tương lai (CFTC).


Share Tweet Send
0 Ý kiến
Loading...
You've successfully subscribed to Nami Today
Great! Next, complete checkout for full access to Nami Today
Welcome back! You've successfully signed in
Success! Your account is fully activated, you now have access to all content.