MetaMask cảnh báo lỗ hổng bảo mật từ các phiên bản cũ

MetaMask cảnh báo lỗ hổng bảo mật từ các phiên bản cũ

MetaMask, ứng dụng ví tiền mã hóa hàng đầu trên Ethereum, đã cảnh báo người dùng nên chú ý về lỗ hổng bảo mật nghiêm trọng vào tối qua.

Dưới sự trợ giúp từ các chuyên gia bảo mật của Halborn, MetaMask đã phát hiện ra một lỗ hổng bảo mật tiềm ẩn nguy cơ gây thất thoát tài sản người dùng trong các phiên bản cũ của MetaMask Extension. MetaMask đã tưởng thưởng Halborn 50.000 USD cho thành tích này.

Đội ngũ MetaMask cho biết:

“Cuối cùng, chúng tôi đã tìm ra nguyên nhân phá hoại tính bảo mật của nền tảng, một phần bởi hành vi của trình duyệt. Vì bản thân các browser coi các cuộc tấn công vật lý nằm ngoài hàng rào cần đe dọa.”

Đối với người dùng MetaMask Extension bất kể trên hệ điều hành nào đang sử dụng các phiên bản ví cũ trước 10.11.3, nếu rơi vào 3 điều kiện sau đều có thể dễ dàng tiếp tay cho hacker “cuỗm” hết tài sản:

(1) Ổ cứng không được mã hóa.

(2) Đã từng nhập cụm từ khôi phục (Secret Recovery Phrase) vào MetaMask Extension trên một thiết bị khác đã bị xâm nhập trái phép.

(3) Đã từng bấm vào xem “Hiển thị cụm từ khôi phục” (Show Secret Recovery Phrase) trên thiết bị không an toàn.

Nếu không may bị “liệt” vào ba gạch đầu dòng trên, MetaMask khuyến cáo người dùng nên chuyển hết tài sản sang một ví khác. Tuy nhiên, sẽ không có gì lo ngại nếu người dùng đang sử dụng phiên bản ví trên mobile. Sự cố trên sẽ là hy hữu trên các phiên bản ví từ 10.11.3 trở đi, do đó việc cập nhật ứng dụng cũng là điều cần thiết mà người dùng nên thực hiện ngay. Ngoài ra, MetaMask cũng khuyến cáo thêm một số gợi ý sau:

  • Dành thời gian để kích hoạt mã hóa toàn bộ ổ đĩa trên máy tính. Đó là cách duy nhất để đảm bảo rằng hacker không thể trích xuất tất cả nội dung của máy tính. Người dùng cũng có thể cân nhắc sử dụng ví cứng như một biện pháp bảo mật bổ sung.
  • Thường xuyên xóa dữ liệu bộ nhớ cache của trình duyệt.
  • Giữ an toàn cho máy tính. Không có ví hoặc phần mềm nào có thể tự giữ an toàn nếu hệ thống mà nó đang khởi chạy bị xâm phạm. Hãy dành thời gian để tìm hiểu các cách trừ khử “virus” cho các thiết bị cá nhân.

Bên cạnh MetaMask, các Wallet Extension khác như Phantom, Brave and XDefi cũng là nơi mà dàn hacker thường xuyên lui tới, do đó người dùng cũng nên cảnh giác cao độ.

“Phantom đã bắt đầu công cuộc diệt trừ lỗ hổng này từ đầu năm nay và sẽ tung một bản cập nhật quan trọng trong tuần tới để tăng cường sức đề kháng bảo mật cho nền tảng của mình.”

“Tấn công” dường như đã trở thành từ khóa “trending” trong thời gian gần đây. Khi một lượng lớn người dùng tiền mã hóa bước chân vào làn sóng NFT cũng đồng nghĩa với việc ngày càng có nhiều “miếng mồi” ngon để hacker “thịt”. Hacker núp bóng dưới nhiều hình thức mà người dùng không thể nào lường trước được.

Vào đầu tháng 5, hàng loạt các website thống kê dữ liệu crypto như Etherscan, CoinGecko đã bị tấn công phishing, bọn tin tặc đã gửi đi hàng hoạt các liên kết lạ để bẫy người dùng cung cấp cả địa chỉ ví và private key để bòn rút tiền một cách dễ dàng. Điển hình trong danh sách nạn nhân dài là dự án NFT đình đám Bored Ape Yatch Club đã hết lần này tới lần khác bị hacker ghé thăm, gây thiệt hại vô cùng nghiêm trọng đến cả dự án và cộng đồng.


Share Tweet Send
0 Ý kiến
Loading...
You've successfully subscribed to Nami Today
Great! Next, complete checkout for full access to Nami Today
Welcome back! You've successfully signed in
Success! Your account is fully activated, you now have access to all content.