EU chính thức thông qua dự luật quy định về tiền mã hóa

EU chính thức thông qua dự luật quy định về tiền mã hóa

Sau hai năm miệt mài thảo luận, Liên minh Châu Âu cuối cùng đã nhất trí thông qua dự luật “Các thị trường trong ngành tài sản tiền mã hóa” (MiCA). Đây được xem là một thỏa thuận mang tính bước ngoặc đối với 27 quốc gia thành viên của khối.

Stefan Berger, báo cáo viên của MiCA tại Nghị viện châu Âu, đã đưa tin vào rạng sáng nay (01/07) rằng MiCA đã chính thức được thông qua. Dự luật đã được cả 3 bên Nghị viện, Hội đồng và Ủy ban châu Âu về cùng một thỏa hiệp cuối cùng.

Nhiệm kỳ của Pháp tại Hội đồng châu Âu sẽ kết thúc vào nửa đêm nay. Giới lãnh đạo nước này đang chạy nước rút để đưa MiCA “giành chiến thắng” như một “thành tựu” nổi bật trong nhiệm kỳ này. Các nhà hoạch định chính sách, những người đại diện cho nền kinh tế lớn thứ ba thế giới, đã “mặc cả” trong gần hai năm qua đối với MiCA. Thông tin trên cũng nhận về nhiều lời ca ngợi cho Pháp sau khi kết thúc cuộc đàm phán kéo dài gần 7 giờ đồng hồ.

Theo đó, châu Âu là lục địa đầu tiên có cho mình bộ khung pháp lý về tiền mã hóa. Song phiên bản cuối cùng của bộ luật hiện vẫn chưa được công bố.

Chia sẻ về thảo thuận đạt được, nhà lập pháp Ernest Urtasun đã hé lộ một vài điểm quan trọng sẽ được trình bày trong bộ luật:

2/ MiCA cung cấp các biện pháp bảo vệ chống lại các trường hợp sụp đổ tiền mã hóa hay stablecoin như LUNA – UST.

3/ Các đồng stablecoin lớn được sử dụng rộng rãi như một phương tiện thanh toán có hơn 200 triệu euro giao dịch mỗi ngày, sẽ phải tuân theo các quy tắc hoạt động nghiêm ngặt.

4/ Stablecoin sẽ phải được bảo chứng đủ tốt để vượt qua tất cả các khiếu nại cũng như cung cấp quyền mua lại của chủ sở hữu. Các khoản dự trữ sẽ phải được tách biệt và cách ly về mặt pháp lý, hoạt động vì lợi ích của chủ sở hữu, và sẽ được bảo vệ hoàn toàn trong trường hợp mất khả năng thanh toán.

5/ EU sẽ cử một cảnh sát chuyên giám sát tiền mã hóa. ESMA sẽ có quyền can thiệp để cấm hoặc hạn chế việc cung cấp, phân phối hoặc bán các dịch vụ crypto bằng CASP trong trường hợp có mối đe dọa đối với sự an toàn của nhà đầu tư, tính toàn vẹn của thị trường hoặc sự ổn định tài chính.

6/ ESMA cũng sẽ thiết lập một danh sách CASP của quốc gia thứ ba không được phép và cùng với các cơ quan có thẩm quyền của từng quốc gia có quyền hạn sâu rộng đối với từng thực thể, bao gồm cả khả năng đóng cửa trang web của họ.

7/ MiCA sẽ đi kèm với các biện pháp chống rửa tiền mạnh mẽ. CASP sẽ phải được thành lập với sự quản lý thực chất ở EU với một giám đốc thường trú và văn phòng tại quốc gia ủy quyền. Việc ủy quyền sẽ bị từ chối nếu các tiêu chí AML không được đáp ứng.

8/ MiCA tạo ra một khuôn khổ bảo vệ nhà đầu tư mạnh mẽ. Đối với các coin/token không có tổ chức phát hành, chẳng hạn như Bitcoin, các nền tảng giao dịch sẽ có trách nhiệm cung cấp whitepaper và chịu trách nhiệm pháp lý đối với bất kỳ thông tin sai lệch nào.

9/ MiCA cũng đưa ra lời cảnh báo cho người tiêu dùng về rủi ro thua lỗ đi kèm cũng như các quy tắc về truyền thông marketing công bằng.

10/ Đối với các hành vi lạm dụng thị trường, cũng sẽ có các quy tắc rõ ràng về việc tiết lộ thông tin nội bộ, cấm giao dịch nội gián và thao túng thị trường.

11/ ESMA sẽ xây dựng các chỉ số bền vững để phân loại các cơ chế đồng thuận theo tác động bất lợi đến khí hậu và môi trường.

Đáng chú ý, Berger nói rằng phiên bản cuối cùng đã “chốt hạ” không cấm các đồng coin sử dụng cơ chế đồng thuận Proof-of-Work, điều đã từng gây tranh cãi rất nhiều trước đây. Bộ luật tạm thời cũng sẽ “ngó lơ” mảng NFT.

MiCA là dự luật được đánh giá sẽ định hình lại việc áp dụng tiền mã hóa trên toàn Châu Âu. Được khởi xướng từ tháng 09/2020, dự luật yêu cầu Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) thiết lập các quy tắc thống nhất dành cho các nhà cung cấp và tổ chức phát hành tài sản tiền mã hóa ở khu vực EU. Việc triển khai bộ luật này trên các cơ quan quản lý được cho rằng sẽ mất nhiều năm.

MiCA đã được toàn ngành hoan nghênh rộng rãi vì bộ luật này có thể giúp tăng uy tín, thúc đẩy sự chấp nhận của các ngân hàng thông thường và cung cấp cho các công ty tiền mã hóa một giấy phép duy nhất để hoạt động trên toàn khối. Tuy nhiên, nhiều người cũng bày tỏ quan ngại rằng giới lập pháp có thể sẽ mở rộng sự can thiệp vào DeFi hay NFT cũng như sẽ lại “quay xe” cấm đoán cơ chế Proof-of-Work.

Các nhà lập pháp EU trong ngày 30/06 còn thống nhất các điều khoản của dự luật chống rửa tiền trong crypto, theo đó sẽ yêu cầu các công ty crypto báo cáo thông tin giao dịch bất kể giá trị, song loại trừ các ví crypto lưu ký. Dự luật đã vấp phải sự chỉ trích dữ dội của cộng đồng tiền mã hóa, những người mỉa mai rằng luật ngân hàng thì cho phép không báo cáo các giao dịch có giá trị từ 1000 euro trở xuống, trong khi crypto thì phải tường thuật tất cả.


Share Tweet Send
0 Ý kiến
Loading...
You've successfully subscribed to Nami Today
Great! Next, complete checkout for full access to Nami Today
Welcome back! You've successfully signed in
Success! Your account is fully activated, you now have access to all content.