Bộ trưởng UAE tuyên bố cần phải có luật để ngăn chặn “tội phạm” trong thế giới metaverse

Bộ trưởng UAE tuyên bố cần phải có luật để ngăn chặn “tội phạm” trong thế giới metaverse

Theo Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) về trí tuệ nhân tạo, giới chính quyền nên tạo ra các luật mới để ngăn người dùng thực hiện hành vi phạm tội trong metaverse.

Metaverse đề cập đến một thế giới ảo nơi mọi người có thể sống, làm việc và giải trí thông qua hình ảnh đại diện của chính mình. Mặc dù cho đến nay, metaverse chưa thực sự tồn tại, nhưng đã xuất hiện nhiều công ty công nghệ đang đầu tư hàng tỷ USD để phát triển công nghệ này. Tuy nhiên, có một số lo ngại về an toàn liên quan đến sự phát triển của lĩnh vực.

Phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos Thụy Sĩ vào ngày 25 tháng 4, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao về Trí tuệ Nhân tạo UAE là ông Omar Sultan Al Olama cho biết bản chất của không gian metaverse đều có thể cho phép mọi người phạm tội theo những cách mà hiện nay họ không thể thực hiện được ngoài đời sống thực một cách dễ dàng chẳng hạn như “giết người”, “đánh bom khủng bố”, v.v.

Do đó, Al Olama kêu gọi Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU), cơ quan chuyên trách về công nghệ thông tin và truyền thông của Liên hợp quốc, thảo luận về việc thiết lập các tiêu chuẩn an toàn quốc tế cho metaverse mà mọi người phải tuân thủ bất kể họ sống ở đâu. Ví dụ, có những tiêu chuẩn chung trên Internet để ngăn chặn những thứ như buôn bán ma túy và nội dung khiêu dâm.

Ngoài ra Al Olama còn cho biết việc di chuyển từ nền tảng metaverse này sang nền tảng metaverse khác cũng cần phải khả thi, có nghĩa là tạo ra khả năng tương tác giữa các nền tảng metaverse riêng biệt được phát triển bởi những công ty khác nhau. Đồng quan điểm với Bộ trưởng, Chris Cox – giám đốc sản phẩm của Meta (trước đây là Facebook), cũng khẳng định rằng thế giới nên đưa các tiêu chuẩn quốc tế khi đề cập đến metaverse.

Đối với chủ đề kiếm tiền từ metaverse, Chris Cox tiết lộ những nỗ lực của Meta đối với ngành tiền mã hóa trong thời gian gần đây, đương cử như đổi thương hiệu công ty, đăng ký bảo hộ thương hiệu cho token crypto, ví tiền và sàn giao dịch, ra mắt token riêng cho các ứng dụng của tổ chức, sẽ giúp Meta tạo ra doanh thu từ metaverse thông qua quảng cáo, nhằm kéo lại khoản lỗ gần 3 tỷ USD trong quý 1/2022 tính riêng cho bộ phận metaverse của công ty.

“Nếu bạn muốn có các dịch vụ chất lượng trên quy mô lớn, thì quảng cáo sẽ trở thành mô hình kinh doanh tự nhiên nhất.”

Về phần mình, dĩ nhiên Bộ trưởng Al Olama có những lý do của riêng ông để lo ngại về tính pháp lý xoay quanh metaverse. Bởi lẽ vào tháng 3, một trong những tiểu vương quốc thuộc UEA là Dubai đã chính thức ban hành một khuôn khổ pháp lý mới cho tiền mã hóa sau khi Cơ quan Chứng khoán và Tài sản UAE hoàn tất những bước cuối cùng để dọn đường pháp lý chào đón các công ty crypto.

Không những vậy, Cơ quan quản lý tài sản ảo của Dubai (VARA) vừa được thành lập đã đặt chân vào không gian metaverse thông qua việc thành lập một trụ sở giả lập trên The Sandbox.


Share Tweet Send
0 Ý kiến
Loading...
You've successfully subscribed to Nami Today
Great! Next, complete checkout for full access to Nami Today
Welcome back! You've successfully signed in
Success! Your account is fully activated, you now have access to all content.