Nhóm lừa đảo tiền mã hóa gồm hai chị em ruột ở Mỹ đang phải đối mặt với các cáo buộc gian lận chuyển tiền, gian lận chứng khoán và âm mưu lừa đảo bằng kế hoạch ICO Ormeus Coin.
Theo Cointelegraph, Ủy ban Chứng khoán và Sàn Giao dịch Mỹ (SEC) đã buộc tội bộ đôi chị em ruột John Albert Loar Barksdale và JonAtina Tina Barksdale vi phạm luật chứng khoán liên bang và bị cáo buộc lừa đảo ít nhất 12.000 nhà đầu tư bán lẻ với số tiền lên tới 124 triệu USD với dự án đầu tư tiền mã hóa. Bộ Tư pháp (DOJ) đã bắt giữ John ở nước ngoài và buộc tội người này về tội lừa đảo qua mạng, gian lận chứng khoán và âm mưu lừa đảo quy mô lớn.
Lừa đảo thông qua dự án đầu tư khai thác tiền mã hóa tự tạo
Cả hai chị em nhà Barksdale đều là công dân Mỹ. Theo Reuters thì hiện John, 41 tuổi đang sống ở Thái Lan trong khi JonAtina, 45 tuổi ở Hồng Kông.
Dự án đầu tư tiền mã hóa của hai kẻ lừa đảo này có tên là Ormeus Coin lần lượt được triển khai 2 đợt với cái tên ORME và ICO, tiến hành từ năm 2017. Hồ sơ khiếu nại của SEC nêu rõ rằng Barksdales đã nói dối về “quy mô, giá trị và khả năng sinh lời có chủ đích của các tài sản khai thác tiền mã hóa của Ormeus Coin”. ORME là mã thông báo ERC-20 và mã thông báo BEP-20 được tìm thấy trên blockchain ethereum và BNB Chain.
Trong khi cả hai anh em lừa đảo đều tạo các bài đăng trên mạng xã hội và video tiếp thị dự án, thì chỉ có John tham gia các buổi roadshow và hội nghị du lịch để quảng bá dự án. Phó giám đốc Bộ phận thực thi của SEC Melissa Hodgman đã ví John như một “người bán dầu rắn”. Bà cũng cho biết cả 2 kẻ lừa đảo đã sử dụng “phương tiện truyền thông xã hội, các trang web khuyến mại và các buổi giới thiệu trực tiếp để đánh lừa các nhà đầu tư bán lẻ vì lợi ích cá nhân của họ”.
Hodgman cũng tái khẳng định quan điểm của SEC đối với những kẻ lừa đảo trong ngành tiền ảo khi nêu rõ: “Chúng tôi sẽ tiếp tục truy lùng gắt gao những người bán chứng khoán trong các âm mưu lừa đảo công chúng đầu tư dù chúng quảng bá thông qua hình thức nào”.
Hơn 12,000 nhà đầu tư bị lừa khi rót vốn cho Orme
Cả SEC và DOJ đều đang căn cứ vào các cáo buộc gian lận dựa trên các cáo buộc xuyên tạc mà Barksdales nói với các nhà đầu tư về tình trạng hoạt động khai thác của Ormeus. Trang web Oremus Coin tuyên bố rằng các hoạt động khai thác đồng tiền này bắt đầu vào tháng 11/2017 với các thiết bị khai thác bitcoin vật lý (BTC), litecoin (LTC) và dash (DASH). Barksdales tuyên bố rằng dự án đã đầu tư 250 triệu USD vào hoạt động khai thác hỗ trợ ORME và nó đang tạo ra 5 triệu USD doanh thu hàng tháng.
Dự án bị cáo buộc đã lừa dối các nhà đầu tư khi cho thấy ví tiền của nó trị giá hơn 190 triệu USD vào tháng 11 năm ngoái. Tuy nhiên, màn hình được cho là đã được thiết lập thông qua một trang web riêng biệt để hiển thị giá trị của một chiếc ví không liên quan. SEC tuyên bố rằng ví thực của dự án “có giá trị dưới 500.000 USD”. DOJ cũng tuyên bố rằng hoạt động khai thác “chưa bao giờ đạt đến giá trị gần 250 triệu USD và chưa bao giờ tạo ra doanh thu vượt quá 1 triệu USD trong bất kỳ tháng nào”.
Vào đầu tháng 2/2018, John đã viết một bài đăng trên blog về lý do “Tại sao việc tính toán rủi ro trong cuộc sống là quan trọng”, vẫn được liệt kê trên các trang web Ormeus Coin và Ormeus Cash với tư cách là cố vấn. Hiện tại, sau khi bị bắt thì kẻ lừa đảo này đang chờ đợi ngày tòa ấn định xét xử.
Quyết định gần đây của Tòa phúc thẩm vòng 11 có thể cung cấp cho SEC nhiều đòn bẩy hơn trong trường hợp này vì nó cho phép các công tố viên sử dụng nhiều bằng chứng hơn. Trước đó, tòa án đã đảo ngược quyết định của một tòa án cấp dưới, ngăn các công tố viên đưa video vào sử dụng trong vụ án gian lận chứng khoán chống lại những người sáng lập BitConnect vào ngày 18/2 mất tích sau khi lừa đảo hơn 2,4 tỷ USD.
Đọc thêm: Brazil: Kẻ đứng sau vụ lừa đảo 29.000 BTC bị bắt
SEC đã có phần chủ quan khi không quản lý nghiêm các phương pháp quảng cáo phổ biến trong ngành tiền mã hóa và dự đoán hình thức xử lý khi nó cấu thành gian lận chứng khoán. Các báo cáo được đưa ra vào tuần trước cho biết, SEC hiện đang đặt mục tiêu quản lý các mã thông báo không thể thay thế (NFT) được sử dụng cho các mục đích gây quỹ “giống như chứng khoán truyền thống”.