DeFi 2.0 là gì? Trend bùng nổ sắp tới?

DeFi 2.0 là gì? 
Trend bùng nổ sắp tới?

DeFi 1.0 với những đại diện tiêu biểu là Uniswap và Sushiswap đã chứng minh tiềm năng của tài chính phi tập trung, thể hiện sức hấp dẫn của nó với các nhà đầu tư.

Với nỗ lực của các kỹ sư tiền điện tử toàn cầu, kết quả đạt được của DeFi trong giai đoạn 1.0 là đã được công nhận, nhưng bên cạnh đó vẫn còn nhiều thiếu sót và hạn chế. DeFi 2.0 xuất hiện trong sự mong đợi của các nhà đầu tư tiền điện tử, đại diện cho phiên bản cập nhật của mô hình DeFi hiện nay.

Đọc thêm: DeFi là gì? Sức hút từ mô hình đầu tư DeFi

DeFi 2.0 là gì mà khiến nhiều nhà đầu tư kì vọng sự cải tiến?

Đối với những nhà đầu tư vào thị trường tiền điện tử, DeFi có lẽ là một khái niệm quen thuộc và có xu hướng tăng mạnh mẽ trong tương lai. Decentralized Finance (DeFi) là thuật ngữ dùng để chỉ nền tài chính phi tập trung tận dụng sức mạnh của công nghệ Blockchain, giúp người sử dụng có thể tiếp cận và sử dụng các ứng dụng tài chính như thu lãi, vay, cho vay, mua bảo hiểm, giao dịch phái sinh, giao dịch tài sản nhanh hơn mà không yêu cầu bất kỳ thủ tục hoặc bên thứ ba nào.

Tuy nhiên, để khắc phục những hạn chế của DeFi thì DeFi 2.0 là một bản nâng cấp cần thiết để tối ưu những khả năng mới đầy hứa hẹn trong con đường dẫn đến tự do tài chính.

DeFi 1.0 với những đại diện tiêu biểu là Uniswap và Sushiswap đã chứng minh tiềm năng của tài chính phi tập trung, thể hiện sức hấp dẫn của nó với các nhà đầu tư.

Với nỗ lực của các kỹ sư tiền điện tử toàn cầu, kết quả đạt được của DeFi trong giai đoạn 1.0 là đã được công nhận, nhưng bên cạnh đó vẫn còn nhiều thiếu sót và hạn chế. DeFi 2.0 xuất hiện trong sự mong đợi của các nhà đầu tư tiền điện tử, đại diện cho phiên bản cập nhật của mô hình DeFi hiện nay.

Những hạn chế của DeFi phiên bản cũ

1. Khả năng mở rộng (Scalability)

  • Phí gas đắt đỏ là trở ngại lớn nhất đối với người dùng có khối lượng giao dịch nhỏ.
  • Tốc độ giao dịch vẫn còn khá chậm ảnh hưởng đến những trải nghiệm của người dùng.

2. Tính thanh khoản (Liquidity)

Đối với tất cả thị trường giao dịch, tính thanh khoản chính là yếu tố quan trọng nhất. Lượng thanh khoản của phiên bản DeFi 1.0 nhìn chung vẫn còn yếu và thấp, chưa thực sự được tối ưu hóa hiệu quả.

3. Tính tập trung (Centralization)

Nhiều dự án DeFi ở thời điểm hiện tại vẫn bị phụ thuộc vào một số 1 bộ phận nhỏ các tổ chức nào đó. Vì vậy, tài chính phi tập trung ở phiên bản đầu chưa thực sự được triển khai một cách triệt để hoàn toàn và vẫn còn những hạn chế làm ảnh hưởng lòng tin của nhà đầu tư.

4. Tính bảo mật (Security)

Bảo mật là vấn đề mà người dùng luôn đưa lên hàng đầu khi lựa chọn bất cứ một nền tảng nào để đầu tư. Tuy nhiên, tính bảo mật của nền tảng DeFi vẫn chưa thực sự được hoàn hảo 100%. Thời gian vừa qua, chúng ta đã chứng kiến khá nhiều dự án DeFi bị hack bởi những lỗi liên quan đến khả năng của nhà phát triển, lỗi lập trình, lỗi logic nghiệp vụ và bên thứ ba.

5. Hiệu quả sử dụng vốn (Capital efficiency)

DeFi sử dụng sự đột phá từ công nghệ blockchain đã thu hút cho mình số vốn đầu tư khổng lồ, giúp cho người dùng sử dụng nguồn vốn của mình một cách hiệu quả. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, vẫn còn một lượng lớn tài sản chưa được khai thác triệt để dẫn đến sự hạn chế tiềm năng cho sự phát triển của DeFi.

Giải pháp của phiên bản DeFi 2.0 mang lại

1. Thanh khoản

Để thu hút được người tham gia rớt vốn vào thị trường DeFi thì cách hiệu quả nhất chính là giúp người dùng kiếm được lợi nhuận từ các dự án.Các dự án mang lại càng nhiều lợi tức ( x10; x100) hay những bãi farm với APY lên đến hàng chục nghìn đô, những Airdrop khủng trị giá hàng nghìn cho tới chục nghìn USD khiến cho lượng người dùng tăng đồng nghĩa với tạo thêm nguồn thanh khoản cho nền tảng.

2. Khả năng mở rộng

Đối với những người mới tham gia vào thị trường, việc tương tác với nền tảng Ethereum gặp rất nhiều trở ngại như phí giao dịch đắt đỏ và thời gian chờ đợi lâu. Có thể nói Ethereum chỉ phù hợp với những nhà đầu tư lớn, còn người dùng nhỏ lẻ thường đổ dồn dòng tiền của mình về những hệ sinh thái có phí gas rẻ hơn như BSC, Polygon và Solana,…

Để giải quyết được vấn đề này khả năng mở rộng (Scalability) phải được khắc phục và đây chính là điều mà chúng ta chờ đợi ở DeFi 2.0.

3. Tính tập trung (DAO)

Bên cạnh lý do hàng đầu khiến mọi người tham gia vào DeFi là lợi nhuận, thì phần lớn người dùng tin tưởng và lựa chọn đến với DeFi bởi tính phi tập trung của nó. Để chấm dứt sự phụ thuộc của phiên bản DeFi 2.0, thu hút người dùng quay trở lại với DeFi, các dự án trên nền tảng DeFi 2.0 đã đặt tính Phi tập trung lên hàng đầu. Lúc này, các DAO (Decentralized Autonomous Organization – Tổ chức Tự trị Phi tập trung có nhiệm vụ xây dựng nền tảng được vận hành tự động và loại bỏ các cơ quan quản lý trung ương (bên thứ 3).

Hiệu quả sử dụng vốn

Một trở ngại lớn của DeFi là hầu hết các tài sản hiện có vẫn ở trạng thái “dậm chân tại chỗ” và không được sử dụng.

  • AMM: Mặc dù AMM được xem là cội nguồn thanh khoản của nền tảng DeFi và thu hút rất nhiều TVL, hầu hết số tài sản hiện có lại chưa được tối ưu hóa.
  • Lending: Hiện nay, tỷ lệ tối ưu tài sản cho vay (Utilization ratio) vẫn còn thấp. Nói cách khác, trên thị trường người cho vay nhiều hơn số người vay.
  • Aggregator: Người tham gia sau khi gửi tài sản của mình vào các Aggregator và nhận lại token, số token đó gần như trở nên vô dụng khi không thể sử dụng để làm việc khác nữa.
  • Các yếu tố khác: mẫu hình farming hiện tại, tài sản không được đưa vào những pool

Vì vậy, các dự án đã bắt đầu phát triển sản phẩm phù hợp và đã có những cái tên đầu tiên thành công như Olympus DAO (OHM) hay Abracadabra (SPELL),… từ đó từng bước khởi động con sóng tiếp theo, con sóng của nhánh Capital Efficiency.

Bức tranh tiềm năng của DeFi 2.0 trong tương lai

Tính phi tập trung chính là sức hút quan trọng nhất của nền tảng DeFi, giúp người dùng có thêm lòng tin hơn đối với thì trường tiền điện tử khiến DeFi 2.0 trở thành bệ phóng giúp nền tảng tăng trưởng vượt bậc. Có thể nói, DeFi 2.0 đang được mong chờ sẽ mang lại hiệu quả lớn với khả năng tăng nhu cầu và thu hút sự chú ý của nhà đầu tư.

Kết luận

Hiện nay một số dự án mang nền tảng DeFi 2.0 được niêm yết trên sàn Nami Exchange như UniSwap v3 (UNI), Curve (CRV) đang được phát triển mạnh mẽ.

Tuy nhiên, để trả lời cho câu hỏi DeFi 2.0 liệu có tốt hơn DeFi 1.0 thì chúng ta cần thời gian để trải nghiệm để có thể đánh giá trực quan nhất. Thực tế khi DeFi mới ra mắt, người ta cũng từng cho rằng nó hoàn hảo và không có khuyết điểm. Vì vậy, Nami Exchange mong các nhà đầu tư hãy tìm hiểu và quản lý rủi ro tài chính của bản thân.


Share Tweet Send
0 Ý kiến
Loading...
You've successfully subscribed to Nami Today
Great! Next, complete checkout for full access to Nami Today
Welcome back! You've successfully signed in
Success! Your account is fully activated, you now have access to all content.