Một báo cáo bí mật của Liên hợp quốc cho biết Triều Tiên đã tài trợ cho chương trình tên lửa đạn đạo và hạt nhân của mình thông qua nguồn tiền điện tử bị đánh cắp từ các sàn giao dịch.

Cụ thể, báo cáo cho biết Triều Tiên đã tài trợ cho chương trình tên lửa của mình bằng việc đánh cắp tiền điện tử và trong năm 2020 và 2021, quốc gia này đã thu về ít nhất hơn 50 triệu USD từ hành động phi pháp này. Hầu hết các mục tiêu của cuộc tấn công là các sàn giao dịch ở Châu Á, Châu Âu và Bắc Mỹ, và ít nhất 3 sàn giao dịch đã bị tấn công.

Đọc thêm: 2.5 tỷ USD BTC bị đánh cắp từ vụ hack Bitfinex

Trong vài tuần qua, quốc gia này đã rộ lên thông tin về một loạt vụ thử tên lửa khiến các chính phủ phương Tây lo ngại. Câu hỏi đặt ra là các chương trình này đã được tài trợ như thế nào khi Triều Tiên luôn đối mặt với tình trạng thiếu lương thực và khó khăn về kinh tế trong suốt nhiều thập kỷ qua.

Công ty bảo mật và theo dõi blockchain Chainalysis cũng đã báo cáo về các vụ trộm tiền điện tử của Triều Tiên. Theo công ty, Triều Tiên đã thực hiện ít nhất 7 cuộc tấn công vào các nền tảng tiền điện tử trong năm 2021 và đánh cắp gần 400 triệu USD. Trong khi đó, các hãng truyền thông Hàn Quốc tuyên bố Triều Tiên đã đánh cắp ít nhất 1.7 tỷ USD từ các sàn giao dịch.

Trong khi hầu hết các quốc gia đang lên khung thiết lập các quy định đối với tài sản tiền điện tử, thì việc ngăn chặn tội phạm mạng liên quan đến tiền điện tử lại là một nỗi lo khác. Chính quyền Biden đã đặt tội phạm mạng là một trong những vấn đề lớn nhất đối với không gian tiền mã hóa.

Đọc thêm: MetaSwap bị cáo buộc đã đánh cắp 1,100 BNB

Các tiêu chuẩn KYC và AML là một cách để hạn chế hoạt động bất hợp pháp, nhưng bản chất của thị trường đã khiến việc loại bỏ hoàn toàn hoạt động phi pháp trở nên khó khăn. Nhưng trong trường hợp tội phạm mạng như đánh cắp tài sản từ sàn giao dịch, quyền hạn sẽ được thực hiện trực tiếp trên các sàn giao dịch để tăng cường hệ thống bảo mật và cảnh báo sớm các địa chỉ trong danh sách đen.