Trước khi nói về sức hút và những thứ vô tận mà có thể luyên thuyên cả ngày về mô hình đầu tư DeFi thì ta cùng quay lại ở khoảng thời gian đầu năm, lúc mà thị trường bắt đầu chập chững vào giai đoạn mà ai cũng muốn khi tham gia ngành Crypto này, “Up Trend"!
Giai đoạn từ ngày 18.01.2021 đến 25.01.2021
Fantom (FTM) tăng trưởng 178%, và lần lượt là những Token bên dưới như:
- Alpha Finance Lab (ALPHA) – 137%
- Uniswap (UNI) – 63%
- Aave (AAVE) – 41,27%
- Curve DAO Token (CRV) – 35,7%
Giai đoạn từ tháng 4.2021 đến tháng 5.2021
- Cardano (ADA) lần đầu tiên chạm đến đỉnh giá cao nhất với giá trị là 2.3$ vào ngày 16 tháng 5, tăng 81% tính từ ngày 4 tháng 5.
- BakerySwap còn được gọi là BAKE với một giao thức tạo thị trường tự động phi tập trung (AMM) đạt mức giá trị hơn 8$ vào ngày 02.05.2021, tăng hơn 600% tính từ ngày 26.04.2021
- Serum (SRM) một Token trong hệ sinh thái Solana (cái tên khiến bao anh em đu đỉnh gần đây) vào ngày 3 tháng 5 đã đạt mức giá cao nhất kể từ khi được ra mắt là 11.27$, tăng 97.7% tính từ ngày 23 tháng 4.2021.
Giai đoạn tuần đầu tiên của tháng 8 (01.08-07.08.2021)
FIS, là đồng tiền tiện ích và quản trị của Stafi tăng trưởng 314% và lần lượt những Token bên dưới như:
- TrueFi (TRU) - 249%
- Badger DAO (BADGER) - 78%
- Burger Swap (BURGER) - 44%
- PERL.eco (PEAL) - 37%
Nhìn những số liệu vừa rồi chắc rằng bạn sẽ ngay lập tức nhấp vào một trong những đường link bên trên và tiến hành đặt lệnh ngay một Token thuộc DeFi với mong muốn rằng sẽ chốt được lợi nhuận ở mức giá cao đúng không?
--------
Nhưng khoan hãy làm thế nếu bạn không muốn sự hấp tấp của mình có thể khiến bản thân FOMO hay tệ hơn “đu đỉnh”, vậy để an toàn hơn cho ví tiền của chính mình hãy dành vài phút xem qua thật sự DeFi là gì? Và sức hút mô hình đầu tư DeFi đến từ đâu mà nó có sự tăng trưởng đều đặn như vậy.
Đọc thêm: Ưu và nhược điểm của tiền mã hóa
Tại sao là “DeFi”?
Thuật ngữ DeFi được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 2018 trong một cuộc trò chuyện Telegram giữa các doanh nhân và các nhà phát triển Ethereum, bao gồm Blake Henderson của 0x, Inje Yeo của Set Protocol và Brendan Forster of Dharma – những người đang suy nghĩ về tên của các ứng dụng phi tập trung được xây dựng trên Ethereum.
Ứng dụng DeFi đầu tiên là nền tảng cho vay dựa trên stablecoin của MakerDAO, cho phép người dùng mượn mã thông báo gốc có tên là Dai, được gắn với đồng đô la Mỹ.
Vậy DeFi là gì?
DeFi (Decentralized Finance) là nền tài chính phi tập trung (hay tài chính mở) mà trong đó, các tổ chức, thị trường hay các công cụ tài chính được quản lý phi tập trung. Nói dễ hiểu hơn, DeFi tận dụng sức mạnh của Blockchain là phi tập trung và minh bạch để tạo nên 1 nền tài chính mở, mà trong đó mọi người đều có thể truy cập và sử dụng nó ở bất kỳ đâu, bất kỳ khi nào mà không chịu sự chi phối bởi cá nhân hay tổ chức cụ thể nào.
Trong DeFi luôn đi kèm với “Non-Custodial", tức là không uỷ thác. Cũng nhờ vào đặc điểm này của DeFi mà chúng ta thường gọi nó là Open Finance hay tài chính mở.
Chức năng của DeFi?
1. Tạo ra các dịch vụ ngân hàng tiền tệ
- DeFi DApps cho phép bạn tạo stablecoin (một loại tiền điện tử có giá trị được gắn với đô la Mỹ). Một trong những dự án như vậy cho stablecoin là Maker.
- Trong đó, mỗi stablecoin (được gọi là DAI) được gắn với đô la Mỹ và được hỗ trợ bằng tài sản thế chấp dưới dạng tiền điện tử. Stablecoin cung cấp khả năng lập trình tiền điện tử mà không làm giảm sự biến động mà bạn thấy với các loại tiền điện tử “truyền thống” như Bitcoin hoặc Ethereum.
2. Cung cấp nền tảng cho vay và cho vay ngang hàng
- Giống như một ngân hàng, người tiêu dùng gửi tiền của họ và khi ai đó vay tài sản kỹ thuật số, họ sẽ kiếm được lãi suất. Tuy nhiên, thay vì trung gian, ở đây, các hợp đồng thông minh quy định các điều khoản của khoản vay, kết nối người cho vay và người đi vay, đồng thời phân phối lãi suất.
- Hình thái dễ hình dung nhất của tài chính phi tập trung đối với cho lĩnh vực cho vay là cho vay ngang hàng. Tức là cá nhân cho cá nhân vay và bỏ qua trung gian là ngân hàng, nhờ đó số tiền mà người cho vay thu về sẽ nhiều hơn. Tiền lãi của người đi vay phải trả cũng từ đó mà ít hơn.
- Trong khi bạn có thể nghĩ rằng việc cho một người lạ vay nghe có vẻ rủi ro, hầu hết các khoản vay được thực hiện ở DeFi được hỗ trợ bằng nhiều tài sản thế chấp hơn giá trị đã vay. Điều này làm giảm rủi ro của người cho vay giúp khách hàng có thể an tâm khi giao dịch trên các ứng dụng của DeFi.
3. Phát triển các công cụ tài chính như DEX, Nền tảng mã hóa, Thị trường dự đoán và Phái sinh
- Một loại ứng dụng DeFi phổ biến khác là sàn giao dịch phi tập trung hay được viết tắt là DEX. DEX là các sàn giao dịch tiền điện tử sử dụng sức mạnh của hợp đồng thông minh để thực thi các quy tắc giao dịch và thực hiện các giao dịch một cách an toàn. Khi giao dịch trên DEX, cho phép người dùng giao dịch tiền mã hóa mà không dựa vào tổ chức trung gian nào, cũng như không đăng ký, không xác minh danh tính hoặc phí rút tiền.
- Hầu hết mọi tài sản trên các thị trường phái sinh DeFi đều giao dịch bằng cách sử dụng phương pháp định giá tổng hợp.
-------
Thị trường phái sinh: Phái sinh, hay còn gọi là Chứng khoán phái sinh, là một công cụ tài chính thừa hưởng giá trị của nó từ giá trị của các thực thể cơ sở chẳng hạn như tài sản, chỉ số, hay lãi suất — bản thân nó không có giá trị nội tại.
Sự bùng nổ của DeFi
Một trong những lợi thế lớn nhất là người tiêu dùng có thể kiếm được ở bất kỳ đâu với mức lãi suất 7-10% cho tiền điện tử của họ. Đây là một lựa chọn cực kỳ hấp dẫn, nhất là trong bối cảnh lãi suất tiền gửi ngân hàng âm như hiện nay và QE tăng. Giữ đồng Euro, USD, Yên nhật hay VNĐ trong tài khoản ngân hàng có thể sẽ không đạt được hiệu quả đầu tư.
Không giống như các ngân hàng truyền thống, Defi loại bỏ tất cả các loại trung gian thường có liên quan thông qua việc sử dụng các hợp đồng thông minh. Một hệ thống phi tập trung củng loại bỏ tất cả các chi phí cao và những lợi ích này được chuyển cho người dùng cuối. Người dùng có toàn quyền kiểm soát tiền của họ mà không cần bên thứ ba đáng tin cậy.
KẾT LUẬN
Theo như đánh giá thì DeFi mới chỉ thực sự bắt đầu mà thôi. Trong tương lai liệu rằng có giữ được vị trí này không thì không ai dám chắc cả. Nhưng chỉ với những lợi thế này cũng đủ chứng minh một thị trường rộng mở nếu như blockchain được chấp nhận rộng rãi hơn nữa trong cuộc sống.
DeFi đã cải thiện các tính năng tài chính truyền thống cơ bản, nhưng còn những vấn đề rào cản về rủi ro, rào cản chi phí và sự hiểu biết công nghệ. DeFi vẫn còn rất nhiều việc phải làm để những hình thức này có thể mang lại nhiều ứng dụng hơn cũng như thuyết phục được người dùng.
Việc cập nhật thông tin là rất quan trọng khi tham gia đầu tư trong lĩnh vực Crypto nói riêng và Defi nói chung, tham gia ngay vào nhóm Nami Community để được cập nhật nhanh nhất mọi thông tin và sự kiện nổi bật trong thị trường Crypto!