Hội đồng Ulema Quốc gia (MUI), cơ quan nghiên cứu về Hồi giáo hàng đầu của Indonesia, đã báo cáo rằng các loại tiền điện tử như BTC là một thứ quá khích hoặc bị cấm theo các nguyên lý của đạo Hồi.

Asrorun Niam Sholeh, Chủ tịch Ủy ban Fatwa của MUI, đã xác nhận việc cơ quan tôn giáo từ chối tiền điện tử do các yếu tố bị cáo buộc là “không chắc chắn, đánh cược và gây hại”. Tuy nhiên, MUI khẳng định nếu tiền mã hóa được dùng với công dụng là tài sản kỹ thuật số, tuân thủ tín điều của đạo Sharia và thể hiện được lợi ích rõ ràng, thì người dân sẽ được phép giao dịch nó.

Mặc dù MIU là một tổ chức do chính phủ tài trợ, nhưng quyết định mới nhất của hội đồng được cho là không ràng buộc về mặt pháp lý. Mặc dù MUI thừa nhận rằng fatwa không phải là luật ở Indonesia, nó vẫn có thể được sử dụng như một nguồn “cảm hứng lập pháp”, theo một số nguồn tin.

Theo Bloomberg, dù tuyên bố của MUI không đồng nghĩa với việc tiền mã hóa sẽ bị cấm tại Indonesia, song nó sẽ đặt ra rào cản không cho người theo Đạo Hồi tham gia đầu tư vào lĩnh vực này, cũng như khiến các tổ chức trong nước cân nhắc kỹ hơn trước khi quyết định phát hành tiền điện tử.

Ngân hàng Trung ương Indonesia cũng từ bày tỏ ý định xây dựng đồng tiền số riêng, song vẫn chưa đưa ra tuyên bố chính thức về điều đó. Chính phủ Indonesia đã có lập trường "hỗn độn" về quy định tiền điện tử. Mặc dù đã ban hành lệnh cấm hoàn toàn đối với các khoản thanh toán bằng tiền điện tử vào năm 2017 , các nhà chức trách địa phương đã ưu tiên giữ cho giao dịch tiền điện tử hợp pháp. Vào tháng 8, sàn giao dịch tiền điện tử địa phương  Pintu đã huy động được 35 triệu đô la từ một số nhà đầu tư lớn nhất trong ngành công nghiệp tiền điện tử và blockchain.